Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.
Chim đà điểu đầu mèo Australia thuộc họ chim đi bộ, không cánh, lớn. Nó sống chủ yếu ở các vùng rừng nhiệt đới New Guinea và phía đông bắc Australia. Con cái thường lớn hơn và có bộ lông sáng hơn so với con đực.
Bàn chân của nó có những móng vuốt cực nhọn. Móng của ngón chân giữa có thể dài tới 125mm. Những móng vuốt này cực kỳ đáng sợ khi chúng dùng chân để đá người và vật. Nếu bị chúng tấn công, nạn nhân nếu không tử vong thì cũng rất nghiêm trọng.
Khi trưởng thành, chim đà điểu đầu mèo Australia phía nam cao khoảng từ 1,5-1,8m, con cái có thể cao tới 2m, nặng 58,5kg.
Đà điểu đầu mèo có thể chạy với vận tốc 50km/h xuyên qua rừng rậm. Khi chạy, chúng giơ 2 cánh lên và vỗ vỗ để giữ thăng bằng. Nó cũng có thể nhảy cao tới 1,5m. Ngoài ra, chúng cũng là những vận động viên bơi hết sức tài ba.
Chúng có một cái mào nhìn như sừng, nhưng thực ra lại rất mềm và xốp, cao tới 18cm. Có nhiều giả thuyết về chiếc sừng này: có người bảo sừng để thu hút con cái, để làm vũ khí, để làm công cụ gạt lá khi chạy trong rừng.
Đà điểu là loài chim thích sống một mình, trừ khi chọn bạn tình, đẻ trứng và tìm kiếm thức ăn. Sau khi giao phối con cái đẻ trứng bỏ đi, con đực phụ trách việc ấm trứng.
Chim đà điểu đầu mèo ăn chủ yếu là hoa, nấm, ốc sên, côn trùng, ếch, chim, chuột, cá.
Loài này được mô tả là nguy hiểm với người và động vật nuôi trong nhà, với rất nhiều tài liệu ghi nhận các cuộc tấn công của nó với con người. Nó thậm chí có nhiều bằng chứng cho thấy nó có thể giết người bằng cách moi ruột.
Năm 2007 đà điểu đầu mào được ghi vào sách kỷ lục Guiness với danh hiệu là ''loài chim nguy hiểm nhất thế giới.''
Bước vào thế kỉ XIX, chúng bị săn bắt tràn lan nên đã từng gần như tuyệt chủng. Hiện nay, số lượng cá thể sống hoang dã không còn nhiều, chúng ta hầu như chỉ có thể chiêm ngưỡng chúng trong vườn bách thú.