Sán dây ký sinh giúp kiến thợ sống như "bà hoàng" trước khi chết trong đau đớn

Ký sinh trùng thường gây rắc rối cho vật chủ, nhưng sán dây Anomotaenia brevis ký sinh trong cơ thể kiến ​​khiến vật chủ trẻ lâu và khỏe mạnh hơn.

Các nhà nghiên cứu tới từ Đại học Johannes Gutenberg ở Mainz, Đức quan sát 58 đàn kiến Temnothorax nylanderi trong 3 năm. Họ phát hiện một số con kiến bị nhiễm sán dây Anomotaenia brevis, một số không. Với một vài con Temnothorax nylanderi nhiễm bệnh, các nhà khoa học tìm thấy tới 70 con sán dây bên trong.

Vào cuối thử nghiệm, tất cả những con kiến thợ chưa nhiễm bệnh chết sạch. Trong khi đó, một nửa số kiến thợ nhiễm bệnh vẫn còn sống.

Sán dây ký sinh giúp kiến thợ sống như bà hoàng trước khi chết trong đau đớn
Một con kiến Temnothorax nylanderi. (Ảnh: WM)

Những con kiến nhiễm sán dây khá lười biếng. Chúng không bao giờ rời tổ, đi kiếm ăn hoặc hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng khác cho đàn.

Sán dây sẽ thúc đẩy vật chủ phát triển pheromone khiến những con kiến không bị nhiễm bệnh chải lông, cho chúng ăn và thậm chí mang chúng đi khắp nơi.

Theo nghiên cứu, những con kiến Temnothorax bị nhiễm bệnh sống lâu hơn ít nhất 3 lần so với đồng loại của chúng. Có những con sống tới 20 tuổi, tương đương tuổi thọ của một con kiến chúa.

Nhưng Anomotaenia brevis có lý do nham hiểm khi giữ cho vật chủ của mình khỏe mạnh và chậm chạp. Nó khiến lũ kiến trở thành con mồi hoàn hảo cho bất cứ con chim gõ kiến nào tới gần tổ kiến để kiếm ăn.

Trong khi những con kiến khỏe mạnh chạy tới nơi khác để thoát thân, những con kiến nhiễm bệnh chỉ ngồi đó và nhanh chóng bị làm thịt.

Khi chim gõ kiến ăn thịt con kiến nhiễm bệnh, sán dây sẽ sinh sản bên trong dạ dày của chim gõ kiến, trứng của chúng sẽ theo phân ra ngoài.

Lúc này, những con kiến sẽ cho con non của chúng ăn chỗ phân này, giúp sán dây bắt đầu vòng đời mới.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện đột phá về vi khuẩn tạo đồng

Phát hiện đột phá về vi khuẩn tạo đồng

Khai thác đồng là ngành kinh doanh khổng lồ trên khắp thế giới. Nhưng kim loại thô khai thác từ mỏ chưa thể sử dụng ngay trong thương mại mà phải trải qua một quá trình tổng hợp độc hại.

Đăng ngày: 26/05/2021
Triệt sản muỗi bằng kỹ thuật chỉnh sửa gene

Triệt sản muỗi bằng kỹ thuật chỉnh sửa gene

Các nhà nghiên cứu tạo ra đột phá trong kỹ thuật kiểm soát số lượng muỗi vằn (Aedes aegypti), loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng da, Zika.

Đăng ngày: 26/05/2021
Loại virus corona mới có thể truyền từ chó sang người

Loại virus corona mới có thể truyền từ chó sang người

Virus mang tên CCoV-HuPn-2018 có một đột biến ở cấu trúc protein tương tự nCoV và SARS, có thể giúp nó thích nghi để lây sang người.

Đăng ngày: 24/05/2021
Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả côn trùng biến mất và bạn sẽ không bắt gặp gián, ruồi, muỗi nữa?

Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả côn trùng biến mất và bạn sẽ không bắt gặp gián, ruồi, muỗi nữa?

Con người sở hữu trí tuệ thông minh nhất, nhưng côn trùng mới là kẻ thống trị Trái đất.

Đăng ngày: 23/05/2021
Loài hoa biết giả mùi côn trùng chết để thu hút ruồi

Loài hoa biết giả mùi côn trùng chết để thu hút ruồi

Các nhà sinh vật học phát hiện một loài hoa chưa từng được biết đến ở Hy Lạp có chiến thuật thụ phấn " lừa đảo" độc nhất vô nhị.

Đăng ngày: 23/05/2021
Công nghệ nano là tương lai của y học, giải pháp điều trị dứt điểm bệnh ung thư

Công nghệ nano là tương lai của y học, giải pháp điều trị dứt điểm bệnh ung thư

Công nghệ nano được nhiều người nhận định là đích đến cuối cùng của y học.

Đăng ngày: 22/05/2021
“Con ngươi Brazil”: Loại quả thần dược cho sức khỏe, có giá trị hơn cả cà phê

“Con ngươi Brazil”: Loại quả thần dược cho sức khỏe, có giá trị hơn cả cà phê

So với cà phê, guaraná – loài quả được gọi bằng biệt danh rùng rợn “con ngươi”, có hàm lượng caffein cao gấp 4 lần.

Đăng ngày: 21/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News