Loài chim quý hiếm vượt qua thử thách giải đố cấp độ cao

Chim hồng hoàng đạt số điểm cao tương đương như một số loài linh trưởng trong một bài kiểm tra nhận thức ở cấp độ cao.

Nói đến trí thông minh ở loài chim, ta nghĩ ngay đến quạ và vẹt, khi chúng sở hữu những khả năng có thể khiến người xem kinh ngạc. Dẫu vậy, hồng hoàng có thể cũng thuộc trong nhóm các loài chim rất thông minh, nhưng bị bỏ qua.

Loài chim quý hiếm vượt qua thử thách giải đố cấp độ cao
Chim hồng hoàng vượt qua những thử thách giải đố ở cấp độ cao. (Ảnh: ĐHQG Singapore).

Một nghiên cứu mới xác nhận rằng chim hồng hoàng phương Đông (Anthracoceros albirostris) là một trong số ít loài có sở hữu hiểu biết sâu rộng (tiếng Anh: Advanced Understanding).

Đây là kỹ năng giúp các loài vật hiểu một số điều cơ bản ngay cả khi không thể trực tiếp nhìn thấy chúng. Điển hình như ở chim hồng hoàng, hiểu biết sâu rộng có thể giúp chúng trong việc phân công bạn tình để mang thức ăn cho chim non.

Ngoài ra, nó có thể mang lại lợi thế thích ứng to lớn trong các hoạt động như tìm kiếm thức ăn và tránh bị săn mồi.

Để hiểu rõ hơn về trí thông minh của chim hồng hoàng, các nhà nghiên cứu tới từ Đại học Quốc gia Singapore đã cho nó tham gia một loạt các thử thách giải đố ở cấp độ cao.

Các thử thách này có độ khó tăng dần, nhằm kiểm tra khả năng nhận thức của loài vật về sự tồn tại của vật thể.

Ở giai đoạn 5, những chú chim hồng hoàng phải quan sát phần thưởng được đặt bên dưới một chiếc cốc. Sau đó, phần thưởng được chuyển sang chiếc cốc khác.

Bằng cách chỉ ra chiếc cốc chứa phần thưởng, những chú chim đã thể hiện sự hiểu biết về sự dịch chuyển hữu hình. Cả 6 con chim hồng hoàng đều vượt qua thử thách này. 3 trong số chúng thậm chí còn vượt qua được giai đoạn 6.

Ở giai đoạn này, chim không nhìn thấy phần thưởng được di chuyển từ cốc này sang cốc khác. Thay vào đó, món ăn được giấu bên dưới một chiếc hộp nhỏ màu đỏ, và sau đó được chuyển vào bên dưới một chiếc cốc lớn hơn.

Loài chim quý hiếm vượt qua thử thách giải đố cấp độ cao
Chim hồng hoàng nổi tiếng với sự chung tình, khi hầu như không bao giờ đổi bạn đời. (Ảnh: Getty).

Khi chiếc hộp màu đỏ được lấy ra từ bên dưới chiếc cốc và cho thấy rằng nó trống rỗng, chim hồng hoàng nhận ra rằng phần thưởng chắc hẳn đã bị bỏ lại dưới chiếc cốc cuối cùng, mặc dù chúng không trực tiếp nhìn thấy điều đó xảy ra.

Điều này nghe thì có vẻ đơn giản đối với con người, nhưng ở các loài động vật, hiểu được sự dịch chuyển vô hình là một thử thách thật sự, vì chúng đòi hỏi nhận thức ở cấp độ phức tạp hơn.

Nó còn liên quan đến việc tích hợp nhiều kỹ năng nhận thức khác nhau, bao gồm trí nhớ, lý luận không gian và suy luận logic.

Như vậy, chim hồng hoàng phương Đông là loài chim đầu tiên ngoài họ quạ và vẹt vượt qua thử thách này. Mức độ về nhận thức của chúng thậm chí có thể tương đương với một số loài linh trưởng bậc cao, như vượn.

Chim hồng hoàng chủ yếu sinh sống ở các khu rừng của Ấn Độ, Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc. Tuy nhiên do nạn buôn bán trái phép, loài này hiện đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Trong điều kiện sống tốt và không bị đe dọa, hiếm loài chim nào có tuổi thọ lớn như hồng hoàng, khi chúng có thể sống tới 50 năm.

Hồng hoàng là loài chim mang trái tim ấm áp và rất chung tình. Cả đời chúng sẽ không đổi bạn đời và rất tận tâm, tận lực với gia đình, chung sức nuôi chăm chim con.

Loài chim này có một niềm tin to lớn vào tình yêu. Từ ngày đầu tiên cho đến khi chết, chúng sống rất hạnh phúc trong tình yêu và không bao giờ phản bội.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện loài thằn lằn mù mới tại Vườn quốc gia Núi Chúa, Việt Nam

Phát hiện loài thằn lằn mù mới tại Vườn quốc gia Núi Chúa, Việt Nam

Loài thằn lằn mù mới thuộc họ Dibamidae được các nhà khoa học phát hiện tại Vườn quốc gia Núi Chúa.

Đăng ngày: 19/02/2024
Loài hải cẩu quý hiếm có bộ lông

Loài hải cẩu quý hiếm có bộ lông "thời trang" như ngựa vằn

Hải cẩu có bộ lông vằn cực kỳ quý hiếm trong tự nhiên, nó được phát hiện ở bờ biển bang Washington, Mỹ. Đây là loài hải cẩu độc đáo với những dải sọc vằn tuyệt đẹp trên khắp cơ thể.

Đăng ngày: 19/02/2024
Con vật nào làm gián điệp giỏi hơn, mèo hay bồ câu?

Con vật nào làm gián điệp giỏi hơn, mèo hay bồ câu?

Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) từng chi 20 triệu USD cho một con mèo làm gián điệp, họ có thành công?

Đăng ngày: 18/02/2024
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến gấu Bắc Cực phải ăn thịt lẫn nhau!

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến gấu Bắc Cực phải ăn thịt lẫn nhau!

Những trường hợp gấu Bắc Cực ăn thịt đồng loại là một thực tế đã có từ lâu, nhưng những trường hợp như vậy trước đây hiếm khi được phát hiện, trong khi hiện nay chúng được ghi nhận khá thường xuyên.

Đăng ngày: 18/02/2024
Chiêm ngưỡng những

Chiêm ngưỡng những "hóa thạch sống" tồn tại quanh chúng ta

Nhà tự nhiên học Charles Darwin là người đầu tiên đặt ra thuật ngữ " hóa thạch sống" vào năm 1859.

Đăng ngày: 16/02/2024
Những loài Tê tê quý hiếm còn tồn tại trên Trái đất

Những loài Tê tê quý hiếm còn tồn tại trên Trái đất

Tê tê là loài động vật hoang dã có vú bị buôn bán trái phép nhiều nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2024
Hai loài rồng còn tồn tại trên thế giới đang trong tình trạng nguy cấp

Hai loài rồng còn tồn tại trên thế giới đang trong tình trạng nguy cấp

Cùng là loài thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), cả rồng Komodo và rồng đất đều đang chứng tỏ vai trò của mình trong hệ sinh thái.

Đăng ngày: 15/02/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News