Loài cóc mào được cứu khỏi nguy cơ tuyệt chủng nhờ thụ tinh nhân tạo

Một con cóc Puerto Rico cực kỳ nguy cấp lần đầu tiên được sinh ra nhờ thụ tinh trong ống nghiệm trong nỗ lực của các nhà khoa học Mỹ nhằm cứu loài cóc mào khỏi sự tuyệt chủng, tuyên bố này vừa được đưa ra hôm thứ Sáu.

Con cóc được đặt tên là Olaf để vinh danh cho cố gắng hồi sinh loài vật này bằng tinh dịch đông lạnh. Và đó là con cóc đầu tiên trong số hơn 300 con cóc mào Puerto Rico nở ra sau nỗ lực đầu tiên thất bại, Diane Barber, người phụ trách phòng khám tại Sở thú Fort Worth ở Texas, Mỹ nói với AP.

"Chúng tôi thường không đặt tên cho loài cóc, nhưng đó là một sự công nhận đặc biệt xứng đáng", cô Diane Barber nói qua điện thoại. "Chúng tôi đã cực kỳ phấn khích và nín thở trong 30 ngày để xem liệu chúng có khỏe mạnh không".

Loài cóc mào được cứu khỏi nguy cơ tuyệt chủng nhờ thụ tinh nhân tạo
Olaf, một trong hơn 300 con cóc Puerto Rico được sinh ra nhờ thụ tinh trong ống nghiệm khi các nhà khoa học Mỹ cố gắng cứu chúng khỏi tuyệt chủng.

Năm ngoái, một nhóm các nhà nghiên cứu đã đi đến thị trấn Guayanilla phía tây nam để thu thập tinh dịch từ sáu con cóc mào đực Puerto Rico sau đó được thả trở lại tự nhiên. Các nhà khoa học đã cẩn thận chọn những con cóc lớn hơn, với đặc điểm có "miếng đệm" trên ngón tay cái, điều này cho thấy sự trưởng thành về tình dục và giúp chúng bám lấy con cái, cô cho biết.

Việc trích xuất tinh dịch từ những con cóc dài tới 4,5 inch (11 cm) thường rất dễ dàng: chúng tiết ra nước tiểu và chúng thường đi tiểu bất cứ khi nào con người nhặt được chúng, cô Barber nói.

Nhưng đối với những con cóc không đi tiểu, một chiến thuật khác đã được sử dụng. Diane Barber tiết lộ: “Thật kỳ lạ là khi bạn cầm chúng trong tay, nhìn chúng và sủa như một con chó thì chúng sẽ đi tiểu”.

Nhóm nghiên cứu, bao gồm các nhà khoa học thuộc Cơ quan Cá và Động vật hoang dã Hoa Kỳ và Bộ Tài nguyên thiên nhiên của Puerto Rico. Họ đã bảo quản tinh dịch trong nitơ lỏng khi vận chuyển nó đến Sở thú Fort Worth, nơi một cặp cóc nữ được tiêm hormone đang chờ đợi.

Thụ tinh nhân tạo mở ra cơ hội cứu sống nhiều loài

Theo Armando Otero, thư ký lâm thời của Bộ Tài nguyên thiên nhiên Puerto Rico, những nỗ lực để cứu loài cóc mào Puerto Rico có từ vài thập kỷ trước, nhưng đây là lần đầu tiên thụ tinh trong ống nghiệm được sử dụng.

"Đây là một tiến bộ đáng kể đối với các loài có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng như loài cóc này, vì nó sẽ cho phép các sở thú, nhà nghiên cứu và nhà bảo tồn khác mở rộng quần thể di truyền của chúng để tăng số lượng cóc trong môi trường sống tự nhiên và hoang dã của chúng", ông Armando Otero nói.

Để chuẩn bị cho những con cóc sinh sản thành công, các nhà khoa học cho chúng tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hơn trong khoảng ba tháng và đôi khi thậm chí còn tạo mưa, cô Barber cho biết.

Trong số hơn 300 con cóc được sinh ra trong ống nghiệm, 100 con đã được gửi đến các sở thú khác với các chương trình nhân giống nuôi nhốt và 200 con còn lại sẽ được gửi đến Puerto Rico vào tháng 12 qua FedEx để được thả vào tự nhiên.

Con cóc mào Puerto Rico được cho là đã tuyệt chủng vào những năm 1960 và sau đó được phát hiện lại vào đầu những năm 1980. Hầu hết loài cóc này sống ở nửa phía nam của lãnh thổ Mỹ, không có con cóc phía bắc nào được phát hiện từ năm 1992. Nhưng mối lo ngại đang gia tăng về khả năng sống sót của loài này vì biến đổi khí hậu. Tại thị trấn ven biển phía tây nam Guánica, nơi có số lượng cóc ổn định nhất thì mực nước biển dâng cao đang đe dọa môi trường sống của chúng, cô Barber nói. Những con cóc sống gần bãi biển và các nhà khoa học lo ngại rằng trong những năm tới, nước mặn sẽ thấm vào các ao mà chúng sử dụng để sinh sản.

Số lượng cóc hoang dã ở Puerto Rico được ước tính khoảng từ 300 đến 3.000 cá thể. Loài cóc mào có tiếng kêu "giống như một cỗ xe đang cố gắng khởi động". Nhưng bù lại, "chúng có đôi mắt vàng tuyệt đẹp và mũi trông giống như mỏ vịt vậy", cô Barber cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Con tê giác Sumatra cuối cùng ở Malaysia đã chết vì ung thư

Con tê giác Sumatra cuối cùng ở Malaysia đã chết vì ung thư

Loài tê giác Sumatra đã chính thức tuyệt chủng tại Malaysia sau khi Iman, con tê giác cuối cùng được biết đến của loài này, vừa chết ngày 23-11 vì ung thư.

Đăng ngày: 25/11/2019
Khỉ mặt người ở Trung Quốc 19 năm không tìm được bạn đời

Khỉ mặt người ở Trung Quốc 19 năm không tìm được bạn đời

Một con khỉ có khuôn mặt giống người, 19 tuổi, là tâm điểm hút khách tham quan của sở thú ở Trung Quốc nhưng bao năm nay nó vẫn "lận đận trong tình duyên".

Đăng ngày: 22/11/2019
Trăn đá trả giá đắt khi tìm cách siết báo hoa mai

Trăn đá trả giá đắt khi tìm cách siết báo hoa mai

Với phản xạ mau lẹ, báo hoa mai không chỉ thoát khỏi vòng siết của trăn đá mà còn giáng cho kẻ thù đòn cắn chí mạng vào hộp sọ.

Đăng ngày: 21/11/2019
Bất ngờ với cặp đôi chim cánh cụt đồng tính... ấp trứng

Bất ngờ với cặp đôi chim cánh cụt đồng tính... ấp trứng

Những người bảo vệ vườn thú tìm thấy hai con chim cánh cụt đực ấp trứng. Tại sở thú Berlin, hai chú chim cánh cụt tên là Skip và Ping đã “nhận nuôi” một quả trứng bị bỏ rơi vào tháng 8; trước đây chúng đã cố gắng ấp đá trong vỏ bọc.

Đăng ngày: 20/11/2019
Phát hiện hươu ba sừng độc nhất vô nhị ở Mỹ

Phát hiện hươu ba sừng độc nhất vô nhị ở Mỹ

Nhiếp ảnh gia người Mỹ Steve Lindberg vừa đăng tải lên mạng xã hội hình ảnh con hươu có ba sừng quý hiếm, tại khu rừng ở Michigan.

Đăng ngày: 19/11/2019
Loài rắn cây độc đáo ở Úc có thể… nhảy từ cây này sang cây khác

Loài rắn cây độc đáo ở Úc có thể… nhảy từ cây này sang cây khác

Úc là nơi nuôi dưỡng những điều kỳ lạ và tuyệt vời thu hút sự tò mò của nhiều nhà nghiên cứu sinh vật. Mới đây, các nhà nghiên cứu từ Virginia Tech đã phát hiện ra một điều gây tò mò với loài rắn cây.

Đăng ngày: 19/11/2019
Khoa học chứng minh chúng ta không nên mắng chó

Khoa học chứng minh chúng ta không nên mắng chó

Việc la mắng thú cưng không giúp chúng sửa được những tật xấu hay rèn luyện khả năng phản xạ tốt.

Đăng ngày: 17/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News