Loài cua khổng lồ nặng tới 4kg

Loài cua khổng lồ này khỏe đến nỗi có thể phá vỡ một quả dừa, nâng được 28 kg, lại thêm khả năng trộm cắp quỷ khốc thần sầu.

Loài cua khổng lồ nặng tới 4kg
Loài này ăn quả dừa bằng cách bổ vỏ và ăn cơm dừa

Các nhà nghiên cứu Trường Đại học Greifswald và Viện nghiên cứu Max-Planck của Đức đã phát hiện loài cua lớn nhất thế giới có tên "Birgus latro" ở khu rừng nguyên sinh trên "đảo Giáng sinh" nằm giữa Ấn Độ Dương.

Tháng 12/2008, các chuyên gia Đức đã tới "đảo Giáng sinh" và sau ba tuần theo dõi đã phát hiện dấu vết của loài cua khổng lồ. Hai nhà khoa học Steffen Harzsch và Bill Hansson rất quan tâm tới những điểm đặc biệt ở loài cua có tên Birgus Latro này (còn gọi là Ganjokrebs hoặc Kokoskrebs) hiện chỉ sống ở một số đảo nhỏ trên các đại dương.

Loài cua khổng lồ nặng tới 4kg
Loài cua Birgus latro khổng lồ có thể nặng tới 4kg, chỉ sống trên cạn và chuyên ăn trái dừa.

Chúng to bằng trái bóng, nặng tới 4kg, có 10 chân, mắt đỏ, cơ thể dài 40cm, có khả năng biến đổi từ màu xanh - tím sang đỏ - da cam và khi giương càng có thể dài tới một mét, cặp càng to khỏe, có thể cắp đứt ngón tay người một cách dễ dàng. Móng vuốt con cua dừa là đủ mạnh để phá vỡ một trái dừa mở, và có thể được sử dụng để nâng trọng lượng lên đến 28 kg.

Birgus latro chuyên ăn lá và trái dừa nên còn được gọi là cua dừa. Nếu dừa không có sẵn trên mặt đất, cua dừa có thể leo lên cây và cắt chúng xuống. Cua dừa thường ăn trái cây, các loại hạt, phần lõi của cây đổ và bắt cả chuột để ăn.

Loài cua khổng lồ nặng tới 4kg

Đặc biệt, chúng sống trên cạn, không biết bơi, xuống nước sẽ bị chết đuối. Cua dừa là động vật chân đốt trên mặt đất lớn nhất thế giới và nó còn là loài cua khỏe nhất thế giới. Loài cua này có tuổi thọ tới 60 năm.

Giao phối xảy ra trên đất liền, nhưng con cái di cư ra biển để đẻ trứng thụ tinh của chúng khi chúng nở.

Cua dừa sống một mình trong các hang dưới đất hay các khe nứt trong đá, tùy thuộc vào địa hình nơi chúng sống. Chúng tự đào hang dưới cát hay đất xốp.

Ban ngày, chúng ẩn mình để tránh mất nước vì nhiệt. Hang của cua dừa có những sợi mảnh nhưng rất chắc chắn từ vỏ dừa mà chúng lót bên dưới. Khi nghỉ ngơi trong hang, cua dừa đóng lối ra vào bằng một trong các càng của nó để tạo ra một khu vực ẩm nhỏ trong hang để các cơ quan của nó thở.

Loài cua khổng lồ nặng tới 4kgLoài này leo trèo rất nhanh.

Giáo sư Harzsch cho biết, loài cua này có hệ khứu giác rất tinh tế. Thử nghiệm khứu giác riêng rẽ và nghiên cứu cảm ứng hóa học đối với chúng, các nhà khoa học đã kết luận cua Birgus latro có một hệ thống khứu giác cực kỳ tốt.

Đối với các nhà nghiên cứu tiến hóa thì đây là một mối quan tâm đặc biệt, vì điều này thể hiện rằng nhiều loài sinh vật, trong đó có loài cua Birgus latro, đã có một "bước nhảy" từ biển lên sinh sống trên đất liền.

Thực tế, loài cua này đã được phát hiện từ cách đây hơn 150 năm, khi nhà khoa học Anh Charles Darwin, người sáng lập học thuyết tiến hóa hiện đại, năm 1836 có dịp đặt chân tới Ấn Độ Dương đã mô tả loài cua chuyên ăn lá và trái dừa này. Tuy nhiên, từ đó đến nay rất ít có những quan sát chi tiết về loài cua Birgus latro.


Cách bắt và làm thịt cua dừa

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Theo Fox News, một nhóm các ngư dân ở thành phố Everglades, bang Florida, Mỹ, có cơ hội chứng kiến con mú tặng 2 tạ ăn thịt cá mập trong chớp nhoáng.

Đăng ngày: 20/07/2018
Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Các vùng biển nhiệt đới từ lâu đã nổi tiếng với cảnh quan đẹp tuyệt vời với bãi cát trắng sáng và làn nước biển trong lành mát rượi.

Đăng ngày: 20/07/2018
Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Một người lướt sóng đã phải cảnh báo về sự hiện diện của cá mập, khuyên những người khác không nên xuống nước.

Đăng ngày: 18/07/2018
Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Ước tính hàng năm, trong mỗi đợt di cư sẽ có khoảng 70 ngàn con cá voi chết đi. Nhưng sau đó, thịt, mỡ và xương của chúng chính là nguồn sống cho nhiều loài sinh vật khác.

Đăng ngày: 17/07/2018
Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Vũ Long - người thành lập Mạng lưới thú biển Việt Nam, chia sẻ 6 bước cần thiết để sơ cấp cứu cá heo một cách khoa học, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và con vật.

Đăng ngày: 17/07/2018
Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Tàu Okeanos Explorer của NOAA (cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ) vừa kết thúc nhiệm vụ thám hiểm những khu vực biển ít được nghiên cứu tại khu vực Đông Nam nước Mỹ.

Đăng ngày: 16/07/2018
Các nhà khoa học đang thuần hóa cá ngừ vây xanh để có đủ nguyên liệu làm sushi

Các nhà khoa học đang thuần hóa cá ngừ vây xanh để có đủ nguyên liệu làm sushi

Phương pháp nuôi trồng hải sản này sẽ cho ta một nguồn cá ngừ vô tận để mà thưởng thức.

Đăng ngày: 13/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News