Loài độc lạ ở Đông Nam Á thành loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”

Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) vừa tuyên bố sinh vật bí ẩn ở Indonesia trở thành loài cá biển đầu tiên tuyệt chủng do con người.

Loài cá biển vừa "tuyệt chủng do con người", có danh pháp khoa học Urolophus javanicus này thường được gọi là cá đuối gai độc Java hoặc cá đuối Java.

Tin tức được các nhà khoa học mô tả là "lời cảnh tỉnh gây sốc" đã được IUCN đưa ra trong bản cập nhật mới nhất của Sách Đỏ - phiên bản quốc tế của IUCN.

Loài độc lạ ở Đông Nam Á thành loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
"Quái vật" bí ẩn, chỉ có ở Đông Nam Á vừa được tuyên bố tuyệt chủng do con người - (Ảnh: BẢO TÀNG BERLIN).

Đánh giá của nhà sinh vật học bảo tồn Julia Constance từ Đại học Charles Darwin (Úc) cho biết loài độc lạ này có kích thước bằng một chiếc đĩa ăn, được biết đến đầu tiên qua một mẫu vật được thu thập ở chợ cá Jakarta - Indonesia vào năm 1862.

Nó vẫn luôn là một loài bí ẩn kể từ đó.

Các loài thuộc quần thể cá đuối Java từ lâu đã bị đe dọa nghiêm trọng bởi việc đánh bắt cá cường độ cao, đôi khi kém kiểm soát, điều đã dẫn đến sự suy giảm của quần thể này vào những năm 1870.

Vịnh Java, nơi loài vừa bị tuyên bố tuyệt chủng do con người xuất hiện, là khu vực bị công nghiệp hóa mạnh mẽ dẫn đến sự suy thoái môi trường.

Những tác động này được đánh giá là "đủ nghiêm trọng tới mức không may gây ra sự tuyệt chủng cho loài này".

Cũng theo bản cập nhật này, một phần tư trong số các loài cá nước ngọt hiện nay được phân loại là "có nguy cơ tuyệt chủng", với 20% bị ảnh hưởng trực tiếp bởi biến đổi khí hậu.

Sách Đỏ hiện chứa ít nhất 120 loài cá biển có nguy cơ tuyệt chủng.

Ngoài loài ở Java, cá đuối Tasmania (Zearaja maugeana), được mệnh danh là "hóa thạch sống" bởi dòng dõi lâu đời hàng triệu năm tuổi, cũng đang tiến gần đến tình cảnh tuyệt chủng khi dòng chảy bị thay đổi từ hoạt động nuôi cá hồi Đại Tây Dương gần khu vực chúng sinh sống đã đẩy số cá thể xuống còn dưới 1.000.

Ngoài ra, hàng loạt cá nước ngọt cũng "bấp bênh" bên bờ vực tuyệt chủng theo danh sách hiện hành.

Tờ Science Alert dẫn lời bà Kathy Hughes, đồng Chủ tịch của Nhóm chuyên gia về Cá nước ngọt thuộc Ủy ban Sinh tồn loài (SSC) của IUCN cho biết cá nước ngọt hiện chiếm hơn một nửa số loài cá được biết đến trên thế giới, một sự đa dạng khó hiểu vì hệ sinh thái nước ngọt chỉ chiếm 1% môi trường sống dưới nước.

Những loài đa dạng này không thể thiếu đối với hệ sinh thái và rất quan trọng đối với khả năng phục hồi chung của hệ sinh thái đó, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng nếu bị tuyệt chủng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ba “buồng địa ngục” vừa hợp nhất bên dưới Thái Bình Dương

Ba “buồng địa ngục” vừa hợp nhất bên dưới Thái Bình Dương

Ba " buồng địa ngục" khổng lồ đã hợp nhất với nhau, đóng vai trò kích thích tố hoặc hậu quả của sự kiện kinh hoàng ở Nam Thái Bình Dương năm 2022.

Đăng ngày: 25/12/2023
Khám phá cấu trúc cơ thể độc đáo của sao biển

Khám phá cấu trúc cơ thể độc đáo của sao biển

Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được đầu của loài sao biển.

Đăng ngày: 24/12/2023
Sóng biển ngày càng dữ dội khi Trái đất ấm lên

Sóng biển ngày càng dữ dội khi Trái đất ấm lên

Dữ liệu địa chấn cho thấy sóng đại dương ngày càng dữ dội hơn trong những thập kỷ gần đây, khiến các vùng biển ngày càng nhiều bão và sóng biển dâng cao hơn.

Đăng ngày: 21/12/2023
Phát hiện dãy núi ẩn dưới dòng hải lưu mạnh nhất hành tinh

Phát hiện dãy núi ẩn dưới dòng hải lưu mạnh nhất hành tinh

Dãy núi ngầm nằm ở độ sâu khoảng 4.000m, hình thành dưới hải lưu vòng Nam Cực, dòng hải lưu ảnh hưởng đến tình trạng nước biển dâng.

Đăng ngày: 19/12/2023
Vùng biển gần tam giác quỷ Bermuda biến đổi

Vùng biển gần tam giác quỷ Bermuda biến đổi "không thể nhận ra"

Chỉ trong 40 năm, vùng biển Đại Tây Dương quanh Bermuda thay đổi gần như không thể nhận ra được.

Đăng ngày: 17/12/2023
Phát hiện cá heo đầu tiên có

Phát hiện cá heo đầu tiên có "ngón tay cái"

Các nhà khoa học đã phát hiện cá heo đầu tiên có 'ngón tay cái', điều hoàn toàn bất ngờ và có thể đến từ tình trạng giao phối cận huyết ở cá heo cha mẹ.

Đăng ngày: 16/12/2023
Phát hiện

Phát hiện "giác quan thứ 7" ở cá heo mũi chai

Loài cá heo mũi chai vốn nổi tiếng thông minh được phát hiện là một trong số ít các loài động vật có vú sở hữu " giác quan thứ 7", và thậm chí còn mạnh hơn năng lực của loài thú mỏ vịt.

Đăng ngày: 13/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News