Loài dơi chuyên đoạt mạng bọ cạp độc nhất châu Mỹ

Cơ chế phòng vệ độc đáo cho phép dơi pallid "ăn tươi nuốt sống" bọ cạp bất chấp chất độc gây đau đớn tột cùng.

Ở khu vực tây nam Bắc Mỹ, loài dơi pallid lại tỏa ra khắp bầu trời đêm để rình mồi, sử dụng những chiếc tai lớn lắng nghe âm thanh của con mồi đang vội vã chạy trốn. Chúng sục sạo tìm kiếm mọi loại côn trùng, đôi khi săn cả thằn lằn nhỏ và chuột. Tuy nhiên, bọ cạp Arizona trang bị nọc độc nguy hiểm nhất lục địa cũng trở thành bữa ăn cho dơi pallid, theo Earth Touch News. Điều đáng ngạc nhiên là loài dơi này dường như miễn nhiễm với nọc độc chết người của bọ cạp.

Loài dơi chuyên đoạt mạng bọ cạp độc nhất châu Mỹ
Loài dơi này phát triển đột biến ở những vùng cơ thể thường xuyên tiếp xúc với nọc độc.

Các nhà nghiên cứu ở California, Mỹ, ấn tượng trước sự lựa chọn săn mồi của dơi pallid đến mức họ quyết định tìm hiểu loài vật sống sót sau khi ăn bọ cạp kịch độc như thế nào. Với chiều dài khoảng 8cm, bọ cạp có kích thước lớn ngang dơi pallid. Vết đốt của chúng có thể gây đau đớn cực độ và tử vong ở nhiều động vật khác, bao gồm chuột và thậm chí con người.

Camera tốc độ cao hé lộ chi tiết cuộc săn mồi của dơi theo chuyển động chậm. Khi dơi sà xuống để tấn công bọ cạp, chúng không cố gắng tránh cú đốt trả đũa của con mồi. "Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy dơi pallid bị đốt nhiều lần trong suốt cuộc săn nhưng việc này không có bất kỳ ảnh hưởng nào rõ rệt lên hành vi của chúng", các nhà khoa học báo cáo trên tạp chí PLOS One.

"Thậm chí tiêm nọc độc trực tiếp theo liều lượng lớn vào dơi cũng không có tác dụng", Khaleel Razak, nhà nghiên cứu ở Đại học California, Riverside, cho biết. Khi bị tiêm nọc độc, những con chuột trong phòng thí nghiệm có triệu chứng co giật và mất phương hướng. Nhưng dơi pallid hầu như không có phản ứng với lượng nọc độc tương đương.


Dơi pallid sẵn sàng hứng những cú đốt trả đũa của bọ cạp. (Video: YouTube).

Khả năng kháng gần như hoàn toàn nọc độc của bọ cạp là một lợi thế lớn đối với dơi săn mồi. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn chưa rõ tại sao chúng lại có khả năng đó. Do chất độc trong nọc bọ cạp tấn công vào các tế bào hạch rễ lưng tủy sống (dorsal root ganglia) và tác động vào đường dẫn truyền cơn đau, nọc độc có thể gây ra sự đau đớn cùng cực.

Khi các nhà nghiên cứu khám phá mã di truyền của dơi pallid, họ phát hiện loài dơi này phát triển đột biến ở những vùng cơ thể thường xuyên tiếp xúc với nọc độc. Đây là một cơ chế phòng vệ độc đáo cho phép dơi không cảm thấy đau đớn và thoải mái ăn mọi loại bọ cạp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bầy khỉ lên cơn đau tim chết tập thể nghi hổ dọa

Bầy khỉ lên cơn đau tim chết tập thể nghi hổ dọa

Những người dân địa phương tìm thấy xác 12 con khỉ khi đang phát quang đất trong một khu rừng ở vùng Kotwali Mohammadi thuộc bang Uttar Pradesh phía bắc Ấn Độ, Times of India hôm 5/9 đưa tin.

Đăng ngày: 12/09/2017
Mỗi lần chó hoang Châu Phi muốn bỏ phiếu đi săn mồi, chúng sẽ hắt xì hơi?

Mỗi lần chó hoang Châu Phi muốn bỏ phiếu đi săn mồi, chúng sẽ hắt xì hơi?

Những chú chó hoang sống ở quốc gia Namibia, Nam Phi chỉ bắt đầu cuộc săn mồi sau khi nghe đủ tiếng hắt hơi của đồng bọn như một sự biểu quyết tập thể.

Đăng ngày: 12/09/2017
Sự thực về quan niệm thỏ thích ăn cà rốt

Sự thực về quan niệm thỏ thích ăn cà rốt

Dù nhiều người nghĩ rằng thỏ thích ăn cà rốt nhưng thực tế cà rốt không phải là thức ăn lý tưởng cho loài động vật này, theo How Stuff Works. Ch

Đăng ngày: 12/09/2017
Cu li là sinh vật có thật, nhưng con người đang khiến chúng phải khổ sở

Cu li là sinh vật có thật, nhưng con người đang khiến chúng phải khổ sở

Cu li có thật, và là một sinh vật cực kỳ dễ thương. Chỉ có điều, vì muốn nuôi chúng mà con người đã khiến cu li phải khổ sở.

Đăng ngày: 10/09/2017
Đàn hải cẩu lao xuống vách đá vì sợ người

Đàn hải cẩu lao xuống vách đá vì sợ người

Tổ chức St. Mary's Seal Watch (SMSW) cho biết sự xuất hiện ồn ào của khách tham quan ở khoảng cách gần có thể khiến bầy hải cẩu sợ hãi.

Đăng ngày: 08/09/2017
Thực hư chuyện loài rắn thường bị mù mắt vào mùa hè

Thực hư chuyện loài rắn thường bị mù mắt vào mùa hè

Từ xa xưa, nhiều người đã tin rằng loài rắn sẽ thường bị mù mắt khi mùa hè tới với dấu hiệu đôi mắt của rắn thường có màu trắng đục xanh xám.

Đăng ngày: 08/09/2017
Voi sát nhân kẹt dưới hố bùn sau khi trốn khỏi xe tải

Voi sát nhân kẹt dưới hố bùn sau khi trốn khỏi xe tải

Con voi tên Mullackal Balakrishnan là vật nuôi ở đền thờ Alappuzha Mullackal Rajarajeswari do hội đồng Travancore Devaswom ở Ấn Độ quản lý.

Đăng ngày: 08/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News