Loài giun kỳ lạ tự tiêm tinh trùng vào đầu để đẻ

Cơ chế đặc biệt giúp loài giun dẹp Macrostomum hystrix có thể tự làm tình với chính mình rồi sinh sản nếu không tìm được cá thể khác.

Trong điều kiện thuận lợi, giun dẹp Macrostomum hystrix vẫn sinh sản bằng cách giao phối giữa con đựa và cái.

Cụ thể, giup dẹp đực (không chắc lắm, gọi thế cho dễ phân biệt) sẽ dùng dương vật sắc nhọn, đâm thủng màng ngoài cơ thể của bạn tình và bơm tinh trùng vào đó. Các nhà khoa học gọi quá trình này là "thụ tinh gây chấn thương".

Tuy nhiên, nếu lỡ rơi vào cảnh "ế" và chẳng đào đâu ra bạn tình để giao phối - giun dẹp Macrostomum hystrix sẽ tự làm chuyện đó, bằng cách đâm dương vật vào đầu mình rồi sinh sản. Các chuyên gia đến từ Đại học Basel (Thụy Sỹ) và Đại học Bielefeld (Đức) đã nghiên cứu về cách sinh sản kỳ lạ này.

Loài giun kỳ lạ tự tiêm tinh trùng vào đầu để đẻ
Cơ chế đặc biệt giúp loài giun dẹp Macrostomum hystrix có thể tự làm làm tình với chính mình rồi sinh sản nếu không tìm được cá thể khác.

Kết quả nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B đã hé lộ cách loài giun dẹp Macrostomum hystrix phát triển cơ chế thụ tinh dị thường.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã chia những con giun dẹp thành 2 nhóm: Một nhóm gồm các cá thể bị phân tách sống cô độc và nhóm còn lại gồm các cá thể sống theo bầy đàn. Sau đó, họ đo đếm số lượng tinh trùng có trong mỗi con giun.

Các nhà nghiên cứu phát hiện, những con giun sống biệt lập có nhiều tinh trùng ở trên đầu của chúng hơn. Mặc dù nhóm nghiên cứu đã không quan sát được trực tiếp quá trình tự thụ tinh, nhưng vị trí khác lạ của các tinh trùng ám chỉ con đường thụ tinh dị thường. Tinh trùng đã di cư từ đầu tới giữa thân, vị trí thụ tinh của chúng. Trong khi đó, những con giun được cho sống theo bầy đàn chứa nhiều tinh trùng hơn ở phần đuôi.

Mặc dù một số sinh vật lưỡng tính từng được ghi nhận có khả năng tự thụ tinh, nhưng đây có thể là trường hợp sinh vật đầu tiên dùng dương vật tự tiêm tinh trùng vào đầu của mình. Các nhà nghiên cứu nhận định, cơ chế này là điều đương nhiên vì bộ phận sinh dục của chúng vốn không dành cho nhau.

Bên cạnh đó, dù việc tự thụ tinh sẽ tạo ra thế hệ con lai gần, nhưng nó vẫn còn tốt hơn việc rốt cuộc không thể sinh sản và tuyệt chủng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Quá trình biến đổi từ một tế bào thành sinh vật sống hoàn thiện chỉ trong vòng 6 phút

Quá trình biến đổi từ một tế bào thành sinh vật sống hoàn thiện chỉ trong vòng 6 phút

Xem xong video này, hẳn nhiều người sẽ cảm thấy sự sống thật kỳ diệu khi chỉ từ một tế bào đơn lẻ lại có thể biến đổi thành một cơ thể sống hoàn chỉnh.

Đăng ngày: 19/02/2019
Chú chó kỳ lạ có mồm mọc trong tai

Chú chó kỳ lạ có mồm mọc trong tai

Người phụ nữ vẫn dành tình yêu cho chú chó mặc dù nó có mặt dị tật.

Đăng ngày: 19/02/2019
Sao chim cánh cụt đẻ trứng mùa đông không bị đóng băng?

Sao chim cánh cụt đẻ trứng mùa đông không bị đóng băng?

Chim cánh cụt hoàng đế là loài chim cánh cụt duy nhất chấp nhận chiến lược rủi ro trong sinh sản.

Đăng ngày: 17/02/2019
Mèo mẹ tự đào hố chôn mèo con gây xúc động

Mèo mẹ tự đào hố chôn mèo con gây xúc động

Nếu bạn nghĩ rằng động vật không có cảm xúc thì hành động đầy “tính người” của con mèo mẹ trong clip sau đây sẽ khiến bạn phải xem xét lại quan điểm của mình.

Đăng ngày: 16/02/2019
Loài rùa

Loài rùa "nhọ" nhất: Mới tìm ra đã bị đưa ngay vào sách Đỏ, hạng mục "đặc biệt nguy cấp"

Theo một báo cáo được công bố trên tạp chí ZooKeys vào ngày 13/2 (rạng sáng 14/2 theo giờ Việt Nam), các nhà khoa học đã tìm ra một loài rùa mới.

Đăng ngày: 15/02/2019
Loài chim dễ thương này đã trở thành một tên sát thủ điên loạn chỉ vì biến đổi khí hậu

Loài chim dễ thương này đã trở thành một tên sát thủ điên loạn chỉ vì biến đổi khí hậu

Một loài chim hiền lành đang dần thay đổi tập tính do những tác động gián tiếp từ môi trường. Hệ quả, một loài vật khác phải nằm xuống.

Đăng ngày: 14/02/2019
Loạt ảnh đẹp tuyệt của báo đen cực hiếm ở Châu Phi

Loạt ảnh đẹp tuyệt của báo đen cực hiếm ở Châu Phi

Loạt ảnh do nhiếp ảnh gia động vật hoang dã người Anh Will Burrard-Lucas, 35 tuổi, chụp ở Kenya. Trong ảnh là con báo hoa mai bị nhiễm hắc tố siêu hiếm gặp.

Đăng ngày: 14/02/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News