Loại hạt được coi là “quả nhân sâm” có tác dụng ngừa ung thư, rất phổ biến vào mùa đông

Vào mùa đông, hạt dẻ mềm, thơm bùi và trở thành món ăn ưa thích của nhiều người. Thực tế, hạt dẻ được coi là "quả nhân sâm", rất có lợi đối với sức khỏe con người.

Giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ vô cùng lớn

1. Cải thiện khả năng miễn dịch

Hạt dẻ chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, chẳng hạn như protein, chất béo, khoáng chất,... hạt dẻ giúp cải thiện khả năng miễn dịch của con người.

2. Giúp xương chắc khỏe

Loại hạt được coi là “quả nhân sâm” có tác dụng ngừa ung thư, rất phổ biến vào mùa đông
Hạt dẻ có tác dụng phòng ngừa các bệnh ung thư do gốc tự do gây ra.

Hạt dẻ giàu vitamin C và vitamin C có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, duy trì chức năng của răng, xương, mạch máu và cơ bắp, đồng thời giúp ngăn ngừa chứng loãng xương. Vitamin C còn được coi là một chất chống oxy hóa giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do có hại. Nhờ đó, có thể nói, hạt dẻ còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh ung thư do gốc tự do gây ra.

3. Cải thiện tình trạng loét miệng

Hạt dẻ chứa vitamin B1 và B2, có thể giúp cải thiện vết loét miệng và da thô ráp do thiếu vitamin B.

4. Thúc đẩy nhu động ruột

Hạt dẻ giàu chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột, giúp bài tiết các chất chuyển hóa và tăng cường chức năng đường ruột.

5. Hạt dẻ giúp nuôi dưỡng thận

Theo Đông y, hạt dẻ có vị ngọt, tính ấm đi vào 3 kinh tỳ, vị và thận. Có công năng bổ thận ích tinh, nuôi dưỡng dạ dày, cầm máu, chữa trị tiêu chảy do tỳ, vị hư hàn hay lưng gối do thận hư… Ngoài ra, nghiên cứu hiện đại đã phát hiện ra rằng hạt dẻ giàu axit béo không no, vitamin, kali,… và cũng có tác dụng cải thiện đối với bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành và xơ cứng động mạch.

Loại hạt được coi là “quả nhân sâm” có tác dụng ngừa ung thư, rất phổ biến vào mùa đông
Hạt dẻ bổ thận ích tinh, nuôi dưỡng dạ dày, cầm máu, chữa trị tiêu chảy do tỳ, vị hư hàn.

6. Giúp ổn định lượng đường trong máu

Hạt dẻ có hàm lượng chất xơ cao (100g hạt dẻ có tới 8,1g chất xơ). Chất xơ trong hạt dẻ bao gồm cả dạng hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan được hấp thụ trong nước, tạo thành một dạng như gel bên trong ruột, có tác dụng làm giảm cholesterol và ổn định lượng đường trong máu. Chất xơ không hòa tan giúp bạn có thể đi tiểu một cách dễ dàng. Điều này giúp làm giảm nguy cơ táo bón và các biến chứng đường ruột như viêm niêm mạc ruột.

Ăn hạt dẻ cần phải chú ý đến những điểm sau

Người khỏe mạnh ăn nhiều hạt dẻ và chúng dễ tích tụ trong lá lách và dạ dày, không dễ tiêu hóa, vì vậy hãy kiểm soát lượng hạt dẻ ăn vào cơ thể. Hạt dẻ bất luận là sống, nấu chín hay rang cũng không được ăn nhiều, mỗi ngày ăn từ 5-10 hạt là đủ. Khi ăn nên cẩn thận, không may nuốt phải vỏ hạt dẻ sẽ gây nguy hiểm, đồng thời khi ăn hạt dẻ phải chú ý giảm lượng thực phẩm chính.

Mặc dù hạt dẻ ngon và bổ nhưng nếu ăn thường xuyên sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Thành phần của hạt dẻ hầu như không có chất xơ, nên ăn nhiều sẽ gây táo bón. Những người tiêu hoá kém không nên ăn hạt dẻ nhiều dễ làm tổn thương tỳ vị.

Loại hạt được coi là “quả nhân sâm” có tác dụng ngừa ung thư, rất phổ biến vào mùa đông
Người bị bệnh dạ dày nên hạn chế ăn hạt dẻ.

Người bị bệnh dạ dày nên hạn chế ăn hạt dẻ vì sẽ sản sinh nhiều axit dạ dày, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, người bị nặng sẽ dẫn đến xuất huyết dạ dày. Người bị cảm chưa khỏi, bệnh nhân mắc chứng sốt rét, kiết lỵ, phụ nữ sau khi sinh không nên ăn nhiều hạt dẻ. Mỗi ngày không nên ăn quá 10 hạt dẻ to để tránh bị táo bón.

Khi ăn hạt dẻ cũng cần chú ý không ăn các loại hạt đã có dấu hiệu mốc hỏng. Khi bóc hạt dẻ nếu thấy màu sắc bên trong thay đổi thì cần phải bỏ ngay.

Trước khi rang hay chế biến món ăn từ hạt dẻ nên lưu ý cần rửa sạch hạt dẻ hoặc bóc vỏ. Không nên rang hạt dẻ đến mức cháy khét vì sẽ làm giảm đi hàm lượng dưỡng chất trong hạt dẻ. Để bảo quản hạt dẻ được tốt nên để chỗ thoáng mát, sạch sẽ, phòng mối mọt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
9 loại thực phẩm giúp bạn trông trẻ hơn tuổi

9 loại thực phẩm giúp bạn trông trẻ hơn tuổi

Dùng dầu ôliu, trà xanh, rau củ quả, canh xương mỗi ngày giúp bạn ngăn ngừa lão hóa da.

Đăng ngày: 09/12/2018
Ca phẫu thuật ghép xương hàm in 3D đầu tiên trên thế giới

Ca phẫu thuật ghép xương hàm in 3D đầu tiên trên thế giới

Cuộc sống của Myburg đã trở lại bình thường sau khi được ghép xương hàm thành công. Điều đáng nói, phần xương hàm này đúc từ máy in 3D.

Đăng ngày: 09/12/2018
Hội chứng buồn bã sau khi ân ái ở đàn ông

Hội chứng buồn bã sau khi ân ái ở đàn ông

Nam giới có thể trải qua chứng “buồn bã sau khi ân ái” dẫn đến cảm giác buồn tủi, chảy nước mắt hoặc cáu gắt.

Đăng ngày: 08/12/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News