Loài kiến đã biết “trồng trọt” từ... 60 triệu năm trước
Theo Independent, nghiên cứu do Viện nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian thực hiện cho thấy, loài kiến đã dần từ bỏ mô hình săn mồi – hái lượm sau khi khủng long tuyệt chủng 65 triệu năm trước.
Chủng kiến được gọi là Antiti xuất hiện ở Nam Mỹ, các nhà nghiên cứu cho rằng chúng đã bắt đầu "trồng trọt" bằng cách nuôi và khai thác nấm. Sau khi nghiên cứu hệ gene của các loài kiến, họ kết luận quá trình này bắt đầu từ khoảng 55 – 60 triệu năm trước.
Khoảng 25 triệu năm trước, kiến đã nuôi trồng nấm để thu hoạch các hạt có chứa protein làm thức ăn. Dinh dưỡng từ loại thức ăn này đã giúp cho quy mô loài kiến tăng trưởng, và tới khoảng 15 triệu năm trước thì kiến cắt lá xuất hiện. Loài kiến cắt lá này cắt lá cây thành những miếng nhỏ, đưa xuống lòng đất để nuôi nấm.
Loài kiến đã biết nuôi nấm từ hàng chục triệu năm trước.
Mô hình này cũng dẫn đến những tiến hóa mới ở cả loài nấm và kiến. Loài nấm mà kiến cắt lá trồng không sản sinh được các enzyme để tiêu hóa gỗ, do vậy chúng chỉ có thể hấp thú các chất từ lá mà kiến đem về. Do vậy, nấm cũng chỉ sản sinh các loại protein phù hợp với nguồn thực phẩm đầu vào. Kết quả là loài kiến sau đó cũng chỉ sản sinh ra các enzyme tiêu thụ protein này.
So sánh với loài kiến, con người chỉ mới biết đến nông nghiệp từ khoảng 10.000 năm trước. Các tác giả của nghiên cứu cho rằng, loài kiến đã "tạo ra một xã hội tầm cao với mô hình nuôi trồng công nghiệp".
"Việc trồng trọt đã tạo nên xã hội loài người chỉ trong vài ngàn năm, trong đó loài người liên tục cải thiện giống cây trồng đem lại sản lượng cao hơn và chất lượng hơn. Quy mô nuôi trồng công nghiệp như thế này chỉ tồn tại ở hai loài vật là loài kiến nuôi trồng nấm và loài mối.
Tuy nhiên hoạt động nông nghiệp của hai loài này phụ thuộc vào chọn lọc tự nhiên do đó biến đổi chậm hơn nhiều so với con người. Các loài này sử dụng phương pháp trồng dưới mặt đất, phụ thuộc vào quá trình phân hủy của nấm thay vì quá trình quang hợp như với phần lớn các loại cây con người trồng".
Sự xuất hiện của kiến cắt lá dẫn tới mô hình nuôi nấm dưới mặt đất.
Điều đáng nói là quá trình phát triển nông nghiệp của loài kiến có nhiều điểm tương đồng với con người. Ban đầu các loại thức ăn nuôi trồng đem lại hiệu quả dinh dưỡng kém hơn thức ăn tự nhiên có được do săn bắn, do vậy các loài kiến này cũng yếu đuối hơn. Điều đó cũng giống với con người: Vào thời kì đầu chuyển từ săn bắn – hái lượm sang nuôi trồng, những người ăn thức ăn nuôi trồng thường nhỏ và yếu hơn. Chỉ sau khi nông nghiệp phát triển, các loài thực phẩm nuôi trồng không còn lai giống với thực phẩm tự nhiên thì chất lượng thực phẩm mới được cải thiện.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy
Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Bí quyết giữ hoa đào tươi lâu trong dịp Tết
Bí quyết nhỏ sau đây sẽ giúp bạn cách nuôi dưỡng nụ, giữ hoa đào tươi lâu, được bền hoa và bông nở đẹp trong những ngày Tết.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.
