Loài kiến kỳ lạ có lớp "áo giáp sinh học" chưa từng thấy ở côn trùng

Các nhà khoa học vừa phát hiện các đàn kiến cắt lá Acromyrmex echinatior có thể chứa hàng triệu con kiến, có một lớp áo giáp sinh học đặc biệt.

Những con kiến này có thể tạo nên một đội ngũ làm vườn hàng đầu, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng không thường xuyên đi vào đống rác và sống thành những nhóm lớn cũng có nghĩa là đối mặt với nguy cơ mầm bệnh gia tăng.

Vì những lý do đó, tự bảo vệ bản thân là cần thiết và mặc dù các nhà khoa học không hoàn toàn chắc chắn tại sao, nhưng có vẻ như những con kiến nhỏ bé cần được bảo vệ đủ để phát triển bộ giáp tự nhiên của chính mình.

Loài kiến kỳ lạ có lớp áo giáp sinh học chưa từng thấy ở côn trùng
Cận cảnh một con kiến cắt lá Acromyrmex echinatior.

Một nhóm do các nhà nghiên cứu từ Đại học Wisconsin-Madison dẫn đầu đã phân tích lớp phủ dạng hạt màu trắng này trên kiến cắt lá Acromyrmex echinatior và đưa ra kết luận rằng lớp phủ là một loại áo giáp cơ thể sinh học tự tạo. Đây là ví dụ đầu tiên được biết đến trong thế giới côn trùng.

"Chúng tôi đã nghiên cứu loài kiến cắt lá trong nhiều năm, đặc biệt tập trung vào mối liên hệ hấp dẫn của chúng với vi khuẩn sản sinh ra chất kháng sinh giúp chúng đối phó với bệnh tật", tác giả cao cấp và nhà vi sinh vật học Cameron Currie của Đại học Wisconsin-Madison cho biết.

Nhóm nghiên cứu đã quan sát sâu vào lớp khoáng chất bao phủ bộ xương ngoài của kiến, sử dụng kính hiển vi điện tử. Họ phát hiện ra lớp phủ được tạo thành từ một lớp mỏng tinh thể magiê canxit hình thoi có kích thước khoảng 3-5 micromet.

Các nhà nghiên cứu cũng nuôi kiến để xem lớp phủ này xuất hiện khi nào và nó bảo vệ chúng như thế nào. Kết quả cho thấy lớp phủ không có ở kiến con, nhưng phát triển nhanh chóng khi kiến trưởng thành và lớp phủ hoàn thiện làm cứng đáng kể bộ xương ngoài.

Để xác nhận, các nhà nghiên cứu đã đưa những con kiến vào các trận chiến thử nghiệm, phát hiện ra rằng những con có bộ giáp được bảo vệ tốt hơn trong trận chiến và cũng như khỏi các mầm bệnh. Họ cũng phát hiện ra rằng nếu không có áo giáp, kiến có nhiều khả năng bị nhiễm một loại nấm tấn công côn trùng có tên là Metarhizium anisopliae.

Mặc dù không hiểu làm thế nào loài kiến cắt lá phát triển lớp phủ này, nhưng nhóm nghiên cứu cho rằng có lẽ nó không phải là loài côn trùng duy nhất phát triển khả năng bảo vệ như vậy.

Mặc dù có thể có một số loài kiến có lớp phủ tương tự, nhưng với nhiều nghiên cứu hơn, công nghệ "áo giáp" thậm chí có thể tạo ra những ý tưởng quan trọng cho con người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện quần thể chuồn chuồn nhỏ nhất thế giới tại Trung Quốc

Phát hiện quần thể chuồn chuồn nhỏ nhất thế giới tại Trung Quốc

Trong số hơn 10 mẫu chuồn chuồn được thu thập từ tháng Tám vừa qua, chiều dài cơ thể trung bình của con chuồn chuồn đực trưởng thành là 16,5mm và con cái trưởng thành là 16mm.

Đăng ngày: 26/11/2020
Thảm họa châu chấu đe dọa an ninh lương thực của hàng triệu dân ở Đông Phi

Thảm họa châu chấu đe dọa an ninh lương thực của hàng triệu dân ở Đông Phi

Trong bối cảnh một cuộc xung đột vũ trang mới và cuộc khủng hoảng tị nạn ở Đông Phi, nạn châu chấu mới đã xuất hiện, đe dọa an ninh lương thực của hàng triệu người.

Đăng ngày: 25/11/2020
Vi khuẩn và nấm kỳ lạ được phát hiện trên bản vẽ của Leonardo da Vinci

Vi khuẩn và nấm kỳ lạ được phát hiện trên bản vẽ của Leonardo da Vinci

Leonardo da Vinci nổi tiếng với những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo, nhiều sắc thái và những ý tưởng công nghệ tiên tiến.

Đăng ngày: 24/11/2020
Cây thảo dược ngụy trang để trốn người hái

Cây thảo dược ngụy trang để trốn người hái

Cây bối mẫu dùng để chữa ho phát triển khả năng ngụy trang giống màu đất đá xung quanh nhằm tránh bị người hái.

Đăng ngày: 23/11/2020
Lần đầu tiên phát hiện ra loại virus có thể tự tạo ra năng lượng

Lần đầu tiên phát hiện ra loại virus có thể tự tạo ra năng lượng

Virus có sống không? Đây là một câu hỏi đã dẫn đến nhiều cuộc tranh luận xảy ra và vẫn tiếp tục diễn ra gay gắt giữa các nhà nghiên cứu cho đến ngày nay.

Đăng ngày: 16/11/2020
Nhện đực trói bạn tình trước khi giao phối để tránh bị ăn thịt

Nhện đực trói bạn tình trước khi giao phối để tránh bị ăn thịt

Con đực thuộc loài nhện Thanatus fabricii chuyên cắn và trói nhện cái lớn hơn bằng tơ rồi mới giao phối để đảm bảo an toàn.

Đăng ngày: 16/11/2020
Loài cây hình rồng bay trong rừng rậm với nhiều dây leo phủ gai nhọn hoắt

Loài cây hình rồng bay trong rừng rậm với nhiều dây leo phủ gai nhọn hoắt

Loài cây này sinh sống trong rừng mưa nhiệt đới ở Vân Nam, Trung Quốc, với dáng như những con rồng đang bay với nhiều dây leo phủ gai nhọn, có thể khiến người đi rừng chảy máu.

Đăng ngày: 13/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News