Loài kiến kỳ lạ nhất sa mạc: Biết giải toán lượng giác nhưng quên luôn đường về nếu thấy đồ ăn

Loài kiến này có một bản năng thông minh đến lạ thường, nhưng cũng hết sức kỳ dị.

Hầu hết các động vật đều nhớ mùi tổ của nó để không "vào nhầm chuồng", nhưng kiến sa mạc Cataglyphis fortis thì lại khác. Mỗi khi bị hấp dẫn bởi hương thơm của món ngon mới lạ, nó lại quên luôn mùi "nhà" của mình.

Chi kiến sa mạc có đặc tính lạ lùng này là Cataglyphis fortis, sinh sống ở quanh các hồ muối của Tunisia, một quốc gia thuộc Bắc Phi.


Kiến sa mạc Cataglyphis fortis.

Thông minh bậc nhất, giải được cả... toán lượng giác

Không chỉ có con người mới bị lạc trong sa mạc mà cả động vật cũng vậy. Vốn là biển cát mênh mông lại luôn thường trực bão lốc do nhiệt độ quá nóng, chỉ chớp mắt một cái, sa mạc đã xóa cả vết chân lẫn mùi đánh dấu.

Nhưng cái sự khắc nghiệt này của sa mạc không là gì với kiến Cataglyphis fortis. Ngay cả khi bị bão cát xóa hết dấu tích, nó vẫn có thể tính toán vị trí hiện tại từ quỹ đạo xuất phát, sau đó quay trở về điểm bắt đầu.


Sự khắc nghiệt này của sa mạc không là gì với kiến Cataglyphis fortis.

Theo các nhà khoa học, cách thức tái xác định phương hướng của kiến C. fortis tương tự với quy tắc lượng giác trong toán học. Nhờ vào hệ thần kinh có 250.000 tế bào, nó có thể liên tục cập nhật số đo các góc tương ứng với vị trí hiện tại của Mặt trời, từ đó ước lượng ra khoảng cách bằng số bước chân.

Nhưng hễ thấy món ngon là quên luôn mọi thứ

Dù rất "giỏi" toán lượng giác nhưng kiến Cataglyphis fortis cũng vẫn phải dựa vào mùi để không chui nhầm vào tổ khác. Trên tất cả, nó vẫn là loài sử dụng khứu giác để tìm kiếm thức ăn.

Nghiên cứu từ Viện Sinh thái Hóa học Max Planck (Max Planck Institute for Chemical Ecology) của Đức cho thấy, khả năng ghi nhớ mùi của kiến C. fortis đặc biệt mạnh. Nó có thể phân biệt tới 14 mùi thực phẩm khác nhau.


Gặp thức ăn là kiến sẽ quên hết.

Chỉ có điều, khi phải ghi nhớ quá nhiều mùi thức ăn hấp dẫn, kiến C. fortis sẽ… quên mất mùi tổ.

Kết luận này đã được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu tiến hành thử nghiệm với khoảng 900 tổ kiến C. fortis ở gần làng Menzel Chaker của Tunisia. Họ sử dụng những mẩu bánh quy và nhiều ống thí nghiệm nhỏ xíu chứa các hương thơm thực phẩm khác nhau.

Sau khi tiếp xúc với mùi thức ăn thứ nhất, kiến C. fortis lập tức ghi nhớ nó vào bộ não. Nó liên tục ghi nhớ các mùi món ngon khác nhau nhưng chỉ đạt tối đa là 14 mùi.

Cũng là chiến thuật cả đấy

Dù đúng là kiến C. fortis bị quyến rũ bởi mùi thức ăn mà quên mất mùi "nhà", nhưng mọi chuyện đều có nhân có quả. Không như não bộ của con người có khả năng ghi nhớ vô biên, não của kiến chỉ bao gồm các ngăn ký ức hữu hạn. Để có thể nhớ được mùi hương mới, nó buộc phải xóa bớt các mùi hương đã ghi chép trước đó.


Kiến Cataglyphis fortis giải được cả toán lượng giác.

"Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình, kiến bắt gặp được nhiều loại thức ăn khác nhau" - nhà nghiên cứu Markus Knaden giải thích. "Nó cần ghi nhớ mùi hương của thức ăn mới để sau này vẫn biết mà tìm.

Còn mùi của cái tổ thì không cần thiết lắm, vì chúng đâu có thay đổi. Thế nên, kiến cũng không cần thiết phải đặc biệt ghi nhớ thì mới tìm được lối vào".

Thêm vào đó, việc tạm thời quên đi mùi "nhà" với kiến C. fortis không phải chuyện gì to tát lắm. Nó chỉ cần nhớ lại mùi hương ở thời điểm rời tổ là có thể tìm lại rồi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết

Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết

Cây quất là cây xanh, cây ăn quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến xuân về.

Đăng ngày: 15/05/2025
Cận cảnh quá trình ve sầu

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"

Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Đăng ngày: 13/05/2025
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 02/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News