Loài ký sinh trùng "ăn thịt" nguy hiểm đã trở lại và lợi hại hơn xưa

Ít ai ngờ rằng, loài ký sinh trùng "ăn thịt" này đã trở lại và gây "lũng đoạn" một phần nước Mỹ.

Các nhà nghiên cứu ở Florida vừa đây lại đau đầu vì sự xuất hiện trở lại của một loài ký sinh trùng ăn thịt - sinh vật được cho là biến mất từ nhiều thập niên trước đây tại Mỹ.

Được biết, loài ký sinh trùng này lại xuất hiện, hình thành các ổ dịch và đã "hạ gục" hơn 100 cá thể hươu, buộc chính quyền quản lý nền nông nghiệp ở Monroe County, Florida đưa ra tình trạng báo động khẩn.

Theo các chuyên gia, loại ấu trùng ăn thịt này có tên là Cochliomyia hominivorax còn được gọi là ruồi xám ăn thịt.

Loài ký sinh trùng ăn thịt nguy hiểm đã trở lại và lợi hại hơn xưa
Loại ấu trùng ăn thịt này có tên là Cochliomyia hominivorax.

Cochliomyia hominivorax là một loại ruồi hình dáng giống giun có xoắn vặn như đinh vít (New World screw-worm fly) hay giun có đinh vít (screw-worm). Đây là một loài ruồi ký sinh, trong đó các ấu trùng của nó (maggots) ăn mô sống của động vật máu nóng.

Các ấu trùng loài này nổi tiếng ăn và nhiễm vào các phân thịt của các sinh vật sống, đặc biệt là động vật máu nóng như gia súc hay vật nuôi khác. Các ấu trùng này có thể gây bệnh dòi (myiasis) hay nhiễm ấu trùng trên vết thương và vùng tổn thương mà các động vật có thể nhiễm phải.

Loài ký sinh trùng ăn thịt nguy hiểm đã trở lại và lợi hại hơn xưa
Đây là một loài ruồi ký sinh.

Tiến trình này sẽ là điều kiện thuận lợi dẫn đến bệnh dòi trên vật chủ. Các ruồi hominivorax có xu hướng chỉ sinh sản trên các vùng thớ thịt các động vật sống.

Không như các ấu trùng maggots khác, ấu trùng maggot hominivorax sẽ tấn công và tiêu hóa các mô sống khỏe mạnh cùng với các mô đã thối rữa.

Theo các chuyên gia, ký sinh trùng này đã không được tìm thấy ở Florida trong suốt 50 năm qua - đó là mục tiêu của một chiến dịch diệt trừ ký sinh trùng lâu dài, bắt đầu từ thập niên 1930 và đã thành công vào năm 1966.

Nhưng không hiểu lý do gì mà chúng lại xuất hiện trở lại. Kristie Killam nói với The New York Times rằng: "Chúng tôi đang không biết chuyện gì đã xảy ra. Nó đã tấn công những cá thể hươu và dần lan ra các loài khác".

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, ký sinh trùng này cũng có khả năng nhiễm vào cơ thể người.

Một trong những trường hợp bị bệnh là của một cô gái 12 tuổi, người đã đi du lịch với gia đình cô đến Colombia. Sau khi trở về, cô than phiền rằng mình bị đau ở phần trong da đầu.

Loài ký sinh trùng ăn thịt nguy hiểm đã trở lại và lợi hại hơn xưa
Các nhà khoa học phải sử dụng "liệu pháp xông khói" - hút các ký sinh trùng ra.

Các bác sĩ cuối cùng loại bỏ 142 ấu trùng screwworm từ đầu của cô. Họ đã phải sử dụng "liệu pháp xông khói" - hút các ký sinh trùng ra.

Theo các chuyên gia, mặc dù không trực tiếp đẻ trứng lên vật chủ, loài sinh vật này sẽ thông qua một vật chủ trung gian như muỗi, ve để tiếp cận con mồi. Chúng sẽ lây lan trứng ruồi trâu lên cơ thể động vật máu nóng, kể cả con người. Chính sự thay đổi nhiệt độ giữa hai vật chủ sẽ làm trứng nở, đi vào cơ thể qua vết cắn hoặc vòi đốt.

Ấu trùng sẽ ở dưới lớp da người, bên trong một lớp da dưới mô, ăn các chất dịch của cơ thể trong khoảng 8 tuần trước khi rời khỏi để biến thành ruồi trưởng thành. Khi ở trong cơ thể, ấu trùng gây ra một tình trạng gọi là "nhọt giòi" (furuncular myiasis). Vùng có ấu trùng sẽ bị sưng, viêm và chảy mủ.

Hiện các chuyên gia đang nỗ lực để kiểm soát cũng như loại bỏ loài ký sinh trùng đáng sợ này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài thằn lằn quý hiếm mang hình thù cá sấu

Loài thằn lằn quý hiếm mang hình thù cá sấu

Loài động vật thuộc họ thằn lằn nhưng lại mang hình thù cá sấu đang trên đà tuyệt chủng, hiện Việt Nam chỉ còn 100-150 cá thể ngoài tự nhiên.

Đăng ngày: 01/12/2016
Người dân bắt sống trăn khổng lồ nặng 100kg nuốt chửng con dê

Người dân bắt sống trăn khổng lồ nặng 100kg nuốt chửng con dê

Một trăn dài 6​m, nặng khoảng 100kg đã bị bắt sau khi nuốt chửng một con dê ở Kampung Luar, Siong, Baling, bang Kedah, Malaysia đêm 28/11.

Đăng ngày: 30/11/2016
Nổi da gà với loài động vật chân bụng có áo giáp sắt

Nổi da gà với loài động vật chân bụng có áo giáp sắt

Rất sâu dưới đáy Ấn Độ Dương, gần miệng phun thủy nhiệt nóng nực, nơi những dòng nước nóng phun trào thành những cột khói đen và cao, có loài động vật chân bụng kỳ lạ sinh sống với tên khoa học là Chrysomallon squamiferum.

Đăng ngày: 30/11/2016
Chim diệc đói mồi cướp cá của rắn

Chim diệc đói mồi cướp cá của rắn

Khoảnh khắc ấn tượng khi chim diệc giành ăn với rắn bên một hồ nước Ấn Độ được một nữ sinh ghi lại.

Đăng ngày: 30/11/2016
Chiến lược dùng vỏ đáp trả đòn tấn công của loài ốc sên

Chiến lược dùng vỏ đáp trả đòn tấn công của loài ốc sên

Các nhà khoa học Nhật Bản và Nga phát hiện hai loài ốc sên có khả năng tấn công kẻ thù bằng cách đung đưa lớp vỏ qua lại.

Đăng ngày: 28/11/2016
Công viên Nhật gây phẫn nộ vì dùng 5000 con cá sống với lý do không tin nổi

Công viên Nhật gây phẫn nộ vì dùng 5000 con cá sống với lý do không tin nổi

Một công viên chủ đề ở thành phố Kitakyushu, quận Fukuoka, Nhật Bản đang bị dư luận chỉ trích dữ dội sau khi thực hiện kế hoạch chôn sống 5.000 sinh vật biển bên dưới sân trượt băng nhằm nâng cao kiến thức của mọi người về hệ sinh thái biển.

Đăng ngày: 28/11/2016
Gấu trúc tắc ruột vì tham ăn được phẫu thuật cấp cứu

Gấu trúc tắc ruột vì tham ăn được phẫu thuật cấp cứu

Gấu trúc một tuổi trong vườn thú ở Mỹ phải phẫu thuật cấp cứu do miếng trúc to bằng quả chanh làm tắc nghẽn ruột của nó.

Đăng ngày: 28/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News