Loại nấm buộc ve sầu giao phối khi mất mất bộ phận sinh dục

Một loại nấm ký sinh không chỉ làm nổ bụng ve sầu để phát tán bào tử mà còn điều khiển chúng giao phối đến chết để tăng lây nhiễm.

Các nhà khoa học phát hiện chi tiết mới về một loại nấm buộc vật chủ là ve sầu phải giao phối suốt thời gian dài ngay cả sau khi mất bộ phận sinh dục. Loại nấm có tên Massospora cicadina tác động tới những con ve sầu bằng cách kích thích chúng giao phối liên tục. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Fungal Ecology.

Loại nấm buộc ve sầu giao phối khi mất mất bộ phận sinh dục
Một con ve sầu bị nhiễm nấm. (Ảnh: Doug Wechsler).

Nhóm nghiên cứu ở Mỹ tiến hành phân tích hóa sinh với những con ve sầu nhiễm nấm và tìm thấy bằng chứng về hai chất kích thích thần kinh. "Những hợp chất này chỉ là hai trong số gần 1.000 hợp chất phát hiện ở ve sầu. Kết quả rất đáng chú ý bởi nhiều hợp chất có thể gây hại cho con người", nhà nghiên cứu bệnh học Matt Kasson ở Đại học Tây Virgin cho biết.

Ở giai đoạn nhiễm bệnh thứ hai, nấm phát triển mạnh bên trong cơ thể vật chủ. Để tăng tỷ lệ lây nhiễm, nấm M. cicadina thúc đẩy ve sầu đực đập cánh giống con cái, thu hút những con đực khác dừng lại để tiếp cận. Sau khi dính bào tử nấm, nạn nhân lại tiếp tục bay đi tìm bạn tình và gieo bệnh cho đồng loại. Nấm M. cicadina thậm chí còn biến chúng thành cỗ máy giao phối không ngừng. Ngay cả khi cơ thể ve sầu trở nên mốc meo và bắt đầu mất đi các bộ phận bao gồm ổ bụng và cơ quan sinh dục, chúng cũng không ngừng lại.

"Những con ve sầu trưởng thành nhiễm bệnh vẫn duy trì hoặc tăng tốc hoạt động giao phối trong quá trình hình thành bào tử, góp phần phát tán nhanh và rộng khắp bào tử nấm trước khi chết", Kasson giải thích.

Ở 4 con ve sầu nhiễm nấm M. cicadina, nhóm nghiên cứu tìm thấy dấu hiệu của hợp chất cathinone tương tự chất kích thích ephedrine. Có thể nấm M. cicadina phát triển chất này để vật chủ có thêm sức lực trải qua những cuộc giao phối kéo dài từ ngày này qua ngày khác. Một hợp chất khác có trong nấm ảo giác tên psilocybin cũng được tìm thấy, giúp nấm ức chế khẩu vị của ve sầu, qua đó điều khiển hành vi của chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện các virus có thể tiêu diệt vi khuẩn trong giẻ rửa bát

Phát hiện các virus có thể tiêu diệt vi khuẩn trong giẻ rửa bát

Nghiên cứu mới về các loại virus trong giẻ rửa bát có thể ăn vi khuẩn có thể hữu ích trong cuộc chiến chống vi khuẩn, vốn không thể tiêu diệt chỉ bằng thuốc kháng sinh.

Đăng ngày: 24/06/2019
Dân miền núi Nga khốn đốn vì ruồi phủ kín bầu trời

Dân miền núi Nga khốn đốn vì ruồi phủ kín bầu trời

Người dân ở khu vực gần dãy núi Ural (Nga) mỗi ngày quét cả xô xác ruồi chết sau khi nơi này bị đàn ruồi khổng lồ tấn công.

Đăng ngày: 21/06/2019
Phát hiện thêm khả năng đáng sợ của cây ăn thịt tại Bắc Mỹ

Phát hiện thêm khả năng đáng sợ của cây ăn thịt tại Bắc Mỹ

Một khả năng đầy bất ngờ đối với các loài cây ăn thịt sinh sống tại phương Bắc.

Đăng ngày: 20/06/2019
Phát hiện loài bọ đá mới trên dãy núi New Zealand

Phát hiện loài bọ đá mới trên dãy núi New Zealand

Loài bọ đá mới được tìm thấy trên dãy núi Maungatua không có khả năng bay và bị cô lập trong phạm vi môi trường sống nhỏ hẹp.

Đăng ngày: 19/06/2019
Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư

Phát hiện loài cây rừng kháng được bốn dòng ung thư

Cây thìa là hóa gỗ tìm thấy ở Hà Giang, có hoạt tính sinh học gây độc lên các tế bào ung thư phổi, vú, gan, tiền liệt tuyến.

Đăng ngày: 14/06/2019
600 loài thực vật biến mất, đe dọa cả sự sinh tồn của con người

600 loài thực vật biến mất, đe dọa cả sự sinh tồn của con người

600 loài thực vật đã tuyệt chủng trong 250 năm qua, nhiều gấp đôi số loài tuyệt chủng của động vật có vú, lưỡng cư và chim cộng lại, theo nghiên cứu mới đây.

Đăng ngày: 12/06/2019
Ve sầu đầu dài lần đầu ghi nhận tại Việt Nam

Ve sầu đầu dài lần đầu ghi nhận tại Việt Nam

Trên thế giới chỉ có ba loài thuộc giống ve sầu đầu dài được công bố. Tại Việt Nam mẫu vật có ở Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng.

Đăng ngày: 12/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News