Loài nấm lạ phát sáng trong bóng tối

Tác giả: Dennis E. Desjardin, khoa Sinh học, Đại học bang San Francisco

Cuối buổi chiều vào một ngày trăng non, chúng tôi sắp xếp đồ đạc để lên đường bao gồm đôi ủng đi bộ đường dài, quần dài, áo tay dài, thắt lưng cài dao và GPS kèm theo, mũ gắn đèn trên đầu, balô thì chứa đầy nước, đồ ăn và chai ngựa. Đoàn thám hiểm của chúng tôi có 7 thành viên. Chúng tôi lái xe mất 30 phút trên những con đường đất dẫn vào rừng. Đến nơi khi trời đã nhá nhem, người địa phương dẫn đường cho chúng tôi đưa chúng tôi đi sâu vào thêm 6 cây số đến tận trung tâm của khu rừng.

Chúng tôi là nhóm nghiên cứu nấm đang trên đường tìm kiếm các loại nấm phát quang sinh học. Chúng có thể phát sáng suốt 24 giờ trong 1 ngày nhưng có thể quan sát hiện tượng rõ nhất vào ban đêm. 

Loài nấm lạ phát sáng trong bóng tối

Ảnh chụp nấm Mycena lucentipes vừa mới được đặt tên tại Sao Paolo, Brazil. (Ảnh: Cassius V. Stevani, Chemistry Institute, Đại học Sao Paulo)

Khu vực nghiên cứu của chúng tôi là một nơi đặc biệt, đây là một trong số ít những nơi còn sót lại của môi trường sống Rừng Đại Tây Dương ở miền nam Brazil. Vào ban đêm khu rừng ngập tràn âm thanh vo vo, lách cách của hàng ngàn loài côn trùng, những con nhện đang bò, các loài động vật có vú nhỏ chạy nhốn nháo, rắn độc bò trườn xào xạc hay con báo đốm lặng lẽ nhưng chết người. Đây là một nơi cực kỳ thú vị để tận hưởng, chiêm ngưỡng ngay cả khi chúng tôi không còn nhìn ngắm nó được nữa.

Những vì sao nằm dưới chân

Nhóm chúng tôi đi thám hiểm vào ban đêm nên chúng tôi bám sát lấy nhau. Nhưng nỗi sợ con báo ưa thích con mồi đi riêng lẻ không lớn bằng nỗi sợ bị lạc đường. 

Loài nấm lạ phát sáng trong bóng tối

Ảnh tối của nấm Mycena lucentipes. (Ảnh: Cassius V. Stevani, Chemistry Institute, Đại học Sao Paulo)

Đến lúc dừng lại, trời đã tối đến mức tôi không thể nhìn thấy được bàn tay mình dù ở ngay trước mặt. Sau khi bật đèn trên mũ để rọi đường đến đích, chúng tôi tắt đi rồi rơi mò mẫm trong bóng đêm mà tìm kiếm những đóm sáng xanh hơi vàng bé xíu. Chúng tôi hy vọng đó là nấm phát quang.

Chúng tôi nhìn xuống dưới mặt đất tìm kiếm như thể đang nhìn lên bầu trời đầy sao. Chúng tôi thấy rất nhiều thứ trông giống như đom đóm, chỉ có điều chúng không nhấp nháy và cũng không chuyển động. Chúng hóa ra là những cái mũ nấm rất nhỏ thuộc về một loài mà chúng tôi đặt tên là Mycena asterina (có nghĩa là những vì sao bé nhỏ).

Đi sâu hơn vào trong rừng chúng tôi bắt gặp một cái cây phủ đầy rêu rực sáng nhờ nấm Gerronema viridilucens – một loài mới nữa. Cạnh đó trên một khúc gỗ là nấm Mycena fera đang phát sáng. Đêm đó cả thảy chúng tôi phát hiện được 8 loài nấm phát quang khác nhau, nhiều hơn bất cứ nơi nào tính riêng biệt trên thế giới.

Bằng cách nào và tại sao?

Có khoảng 85.000 loài thuộc Vương quốc nấm, với khoảng 9.000 loài hình thành cơ quan sinh bào tử thuộc về họ nấm có tên Agaricales (Basidiomycota, Agaricomycetidae). Trọng tâm nghiên cứu được NSF tài trợ là ghi chép lại tính đa dạng của nấm Agaricales ở các cánh rừng nhiệt đới chưa được nghiên cứu và nghiên cứu mối quan hệ tiến hóa giữa các loài. 

Loài nấm lạ phát sáng trong bóng tối

Ảnh một loài nấm chưa được đặt tên chính xác vẫn thường được gọi là Mycena luxaeterna. (Ảnh: Cassius V. Stevani, Chemistry Institute, Đại học Sao Paulo)

Một phần trong nghiên cứu của chúng tôi là tìm hiểu về các loài nấm phát quang sinh học. Thú vị là chỉ có vỏn vẹn 65 loài trong Vương Quốc Nấm được phát hiện có hiện tượng phát quang. Viện hóa học Cassius Stevani, Đại học Sao Paulo cũng đóng góp vào nghiên cứu.

Những câu hỏi mà chúng tôi đang cố gắng tìm câu trả lời bao gồm: Tại sao có rất ít loài nấm phát quang được? Cơ chế của hiện tượng phát quang là gì? Khi nào và bao nhiêu lần hiện tượng phát quang tiến hóa? Tại sao chúng lại phát sáng?

Dưới đây là những điều chúng tôi tìm hiểu được cho đến nay: Tất cả 65 loài nấm có hiện tượng phát sáng đều là nấm có mũ, chúng sản sinh ra các giao tử màu trắng có lớp thành mỏng để phát tán. Chúng đều có khả năng tiêu hóa cả xenluloza và linhin trong các mẩu vụn thực vật. Vùng nhiệt đới có tính đa dạng lớn nhất, mặc dù rất ít loài nấm sinh sống ở vùng ôn đới. Chúng phát sáng liên tục, tỏa ra ánh sáng màu xanh lá ây hơi vàng với tần số 520 – 530 nanomet. Không phải tất cả mọi bộ phận của cây nấm đều phát sáng, ở một số loài chỉ có mũ nấm hay lá tia ở mũ mới phát sáng. Trong khi một số loài khác khả năng này chỉ có ở thân nấm. Một số loài không hề phát sáng nhưng có những sợi được gọi là mycelium mà nấm phát triển từ đó lại tỏa sáng rực rỡ. 

Loài nấm lạ phát sáng trong bóng tối

Ảnh tối của nấm Mycena luxaeterna. (Ảnh: Cassius V. Stevani, Chemistry Institute, Đại học Sao Paulo)

Cassius Stevani là nhà hóa học của dự án, ông phối hợp cùng chúng tôi nghiên cứu cơ chế phát quang sinh học của nấm. Chính phản ứng trung gian luciferin – luciferase đã tạo ra ánh sáng khi nước và ôxy hiện diện. Phản ứng này vừa giống mà vừa khác phản ứng ở vi khuẩn phát quang, dinoflagellates hay động vật. Hiện tại, hợp chất chính xác có công dụng làm chất nền (luciferin) và enzym (luciferase) vẫn chưa được phát hiện, nhưng chúng tôi đang tiến tới rất gần với chúng.

Một số câu trả lời ít ỏi

Trong phòng thí nghiệm của tôi, cộng sự Brian Perry đang thiết lập trình tự AND của 65 loài nấm phát quang để có thể tìm hiểu quá trình tiến hóa hiện tượng phát quang của nấm. Chúng tôi biết rằng có 4 họ nấm khác nhau có thể phát sáng. Các loài nấm phổ biến vùng Bắc Mỹ như loài Nấm Ma Trơi (Omphalotus spp.) và Nấm Mật Ong ((Armillaria spp.) thuộc về hai họ nấm khác nhau.

Họ đa dạng nhất trong số 4 họ nấm là nấm mycenoid (Mycena và các họ hàng) với 46 trong số 65 loài được phát hiện, chiếm tỉ lệ 75%. Tất cả 8 loài nấm chúng tôi phát hiện được ở một địa điểm trên lãnh thổ Brazil thuộc họ này. Điều thú vị nhất là: khi chúng tôi tìm hiểu mối quan hệ của 500 loài nấm mycenoid, chúng tôi nhận thấy 46 loài nấm phát quang thuộc về 16 họ khác nhau. 

Loài nấm lạ phát sáng trong bóng tối

Ảnh chụp hóm nghiên cứu người Brazil vào tháng 3 năm 2007. Đội trưởng của nhóm là tiến sĩ Cassius V. Stevani và tiến sĩ Dennis E. Desjardin ở giữa hàng đầu, tính từ bên trái. (Ảnh: Dennis E. Desjardin, Khoa sinh học, Đại học bang San Francisco)

Liệu điều này có nghĩa là khả năng phát sáng đã tiến hóa 16 lần khác biệt hay không? Thực ra thì không hẳn vậy. Dữ liệu chúng tôi thu đưa ra giả thuyết rằng nguồn gốc phát sáng ban đầu của nấm khởi nguồn từ những mất mát mà khả năng phát sáng mang lại.

Tại sao chúng lại phát sáng? Dữ liệu cho rằng một số loài nấm phát sáng để thu hút các loài động vật hoạt động ban đêm giúp phát tán giao tử. Điều này cực kì phù hợp với các cánh rừng nhiều tán cây rậm rạp nơi không thể phán tán giao tử nhờ gió. Một số loài khác lại phát sáng để thu hút kẻ thù là các con côn trùng đến ăn nấm, đây là kế sách làm bạn với kẻ thù của nấm. Một số loài lại phát sáng vì những lý do mà chúng ta chưa thể lý giải được. Và chúng tôi đang cố tìm ra điều đó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nhóm nghiên cứu của TS Phạm Hương Sơn đã thử nghiệm trên chuột, sau khi tách chiết thành công hợp chất kích thích sinh lực trên cây bạch tật lê.

Đăng ngày: 17/07/2018
Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Ít ai biết rằng, những ý tưởng kiệt xuất góp phần thay đổi nền khoa học thế giới của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein lại xuất hiện trong những lúc ông đang đi rong chơi, nghỉ ngơi trên biển.

Đăng ngày: 08/07/2018
Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Biết được cây bù dẻ tía có tác dụng chữa nhiều loại bệnh, PGS Nguyễn Thị Hoài đã tìm cách nghiên cứu thành phần hóa học của cây.

Đăng ngày: 29/06/2018
Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nghiên cứu về thụ tinh ống nghiệm của TS Vương Thị Ngọc Lan và cộng sự được đăng trên tạp chí y khoa lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 22/06/2018
Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Theo báo Anh, The Daily Mirror, thì cứ mỗi 7.000 năm sẽ có 1 người bị thương hoặc bị chết bởi trúng một viên đá trời hay một thực thể đá từ ngoài vũ trụ rơi xuống trái đất.

Đăng ngày: 19/06/2018
Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Ovshinsky là một nhà phát minh vĩ đại với hơn 400 bằng sáng chế, trong đó có pin nickel-metal hydride vẫn đang được sử dụng để cấp năng lượng cho nhiều loại xe hybrid.

Đăng ngày: 01/06/2018
Lạ kỳ gia đình có

Lạ kỳ gia đình có "gene" đạt giải Nobel

Marie Curie là nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel, đồng thời cũng là người đầu tiên đạt giải 2 giải Nobel trên 2 lĩnh vực khác nhau.

Đăng ngày: 30/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News