Loài nấm nguy hiểm nhất thế giới lan rộng khắp nước Mỹ

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một sự thật đáng sợ về nấm mũ tử thần - loài nấm nguy hiểm nhất thế giới. Đó là chúng tự thay đổi cách thức sinh sản để di chuyển sang các khu vực mới.

Loài nấm "tử thần" có cơ chế lây lan đáng sợ

Chúng ta biết rằng nhiều loài nấm trong tự nhiên có chứa độc tính. Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết trong số chúng không gây chết người, mà chỉ gây khó chịu tạm thời khi chẳng may ăn phải. Số lượng nấm chứa độc tố cao, gây chết người là rất thấp.

Loài nấm nguy hiểm nhất thế giới lan rộng khắp nước Mỹ
Nấm mũ tử thần lan rộng tới khắp các vùng của Bắc Mỹ với tốc độ đáng kinh ngạc. (Ảnh: Getty).

Trong số tất cả các trường hợp tử vong do nấm được báo cáo trên toàn thế giới, 90% đến một loài nấm "cực đoan" tới từ châu Âu, có tên gọi là nấm "mũ tử thần" (Tên khoa học: Amanita phalloides).

Thế nhưng mới đây, chúng được cho là đã lan rộng tới khắp các vùng của Bắc Mỹ với tốc độ đáng kinh ngạc, đồng thời gây ra nhiều ca tử vong cho người.

Trong một nghiên cứu mới đây của Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ), chúng ta phát hiện ra rằng loại nấm này có thể tạo ra các bào tử bằng cách sử dụng nhiễm sắc thể của một cá thể riêng biệt.

Phát hiện này dựa trên bộ gene của 86 loại nấm, được thu thập ở California, Mỹ từ năm 1993 và một phần tại Châu Âu từ năm 1978.

Loài nấm nguy hiểm nhất thế giới lan rộng khắp nước Mỹ
Nấm mũ tử thần trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe là bởi chúng thường bị nhầm lẫn với các loại nấm ăn được. (Ảnh: Paul Kroeger).

Các mẫu vật được thu thập có chứa cấu trúc di truyền giống hệt nhau, cho thấy chúng là cùng một loại nấm, và dường như có khả năng sinh sản cả hữu tính lẫn vô tính từ ít nhất 17 năm, và lên tới 30 năm.

"Áp dụng chiến lược sinh sản đa dạng, nấm mũ tử thần có khả năng xâm lấn nhanh chóng, tương đồng với cách mà các loài động vật tiến hóa để tồn tại", nghiên cứu cho biết.

Theo đó, áp dụng phương pháp sinh sản hữu tính cho phép các giống loài tiến hóa và thích nghi dễ dàng hơn bằng cách đưa nhiều biến thể di truyền vào quần thể.

Thế nhưng bằng cách kết hợp với chế độ sinh sản vô tính, từng cây nấm riêng lẻ có thể lây lan nhanh chóng, để rồi tồn tại độc lập trong nhiều năm.

Cụ thể, khi bào tử của nấm đáp xuống một môi trường thuận lợi, nó sẽ nảy mầm và phát triển. Bằng cách này, các bào tử vô tính có thể phát tán các cây nấm riêng lẻ đi xa và rộng mà không cần đến sự giao phối, cũng như bị ràng buộc về mặt di truyền.

Nhờ sự tiến hóa này, nấm mũ tử thần ban đầu có nguồn gốc từ Bắc Âu, nhưng trong những thập kỷ gần đây, nó đã sinh trưởng cực kỳ thành công nhờ việc xâm chiếm các môi trường sống mới ở Châu Âu, cũng như Bắc Mỹ và Úc.

Mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe

Loài nấm nguy hiểm nhất thế giới lan rộng khắp nước Mỹ
Các loài nấm độc thường dễ nhận diện thông qua màu sắc sặc sỡ. Tuy nhiên, nấm mũ tử thần lại bỏ qua cơ chế này. Không chỉ vậy, chúng còn thích nghi để lây lan nhanh chóng. (Ảnh: Getty).

Sự lây lan đáng sợ của nấm mũ tử thần được giới khoa học đánh giá là một nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và động vật.

Vào năm 2016, trong một đợt bùng phát nấm tử thần đặc biệt nghiêm trọng tại San Francisco, 14 trường hợp ngộ độc nấm đã xảy ra ở người, và được cho là do loài nấm này.

Điều nguy hiểm là loại nấm độc này có ngoại hình giống với một số loại nấm ăn được, bao gồm nấm Caesar và nấm rơm. Do đó, chúng thường xuyên bị nhầm lẫn, dẫn đến nguy cơ ngộ độc khi ăn phải.

Ngoài ra, Amatoxin - loại chất độc được tìm thấy trong loại nấm này có khả năng chịu nhiệt. Bởi vậy, tác dụng độc hại của chúng không bị giảm đi khi chúng ta nấu chín.

Ước tính, chỉ khoảng 30 gram của nấm mũ tử thần là đủ để giết chết một người trưởng thành khỏe mạnh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nấm

Nấm "thây ma" có thể tiến hóa để kiểm soát con người?

Trong số 5 triệu loài nấm trên thế giới, có rất nhiều loài có thể gây nguy hiểm cho con người, trong đó có nấm " thây ma".

Đăng ngày: 10/02/2023
Thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm liệu có thể thay thế

Thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm liệu có thể thay thế "thịt thật" trong tương lai?

Thịt nhân tạo có chất lượng không kém gì thịt bò thật, nhưng vì sao vẫn khó để loại thịt này được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường?

Đăng ngày: 07/02/2023
Ngắm 3 cây hoa tuyết cực hiếm đang được bảo vệ cấp quốc gia ở Trung Quốc

Ngắm 3 cây hoa tuyết cực hiếm đang được bảo vệ cấp quốc gia ở Trung Quốc

Cây hoa lưu tô hay lưu tô thụ có tên khoa học là Chionanthus retusus, là một giống cây thuộc họ ô liu (Oleaceae), chi Chionanthus (" chion" có nghĩa là tuyết, "anthus" là hoa).

Đăng ngày: 06/02/2023
Mặt trái của

Mặt trái của "thần dược" ngành trồng trọt

Phân bón hóa học được giới nông dân xem như " thần dược" cho ngành trồng trọt từ giữa thế kỷ 19 vì nó giúp tăng năng suất và sản lượng của cây trồng.

Đăng ngày: 03/02/2023
Tìm ra siêu cây lương thực có khả năng chịu mặn trên sa mạc

Tìm ra siêu cây lương thực có khả năng chịu mặn trên sa mạc

Các loại cây này có thể phát triển tốt trên sa mạc của Dubai và vùng nước biển mặn.

Đăng ngày: 31/01/2023
Loại rau quen thuộc giờ bổ dưỡng miễn chê mà ngày xưa nhuốm màu

Loại rau quen thuộc giờ bổ dưỡng miễn chê mà ngày xưa nhuốm màu "tang tóc"

Cần tây là một loại hoa được sử dụng trong các buổi lễ tang tại các vùng Đông Âu và Tây Âu từ hàng ngàn năm trước. Đó là sự thật không phải ai cũng rõ về loại rau quen thuộc nghe tên là biết liền này.

Đăng ngày: 30/01/2023
Những cành đào mới lạ đang

Những cành đào mới lạ đang "sốt" chợ Tết năm nay

Bên cạnh đào phai, đào bích, trên thị trường năm nay còn rộ lên đào chuông Yên Tử, đào hoa vàng... với màu sắc và kiểu dáng lạ mắt được nhiều khách hàng săn lùng về chơi Tết.

Đăng ngày: 18/01/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News