Loài nấm nhỏ sinh sản hữu tính khi lây nhiễm vào vật chủ

Một loài nấm có tên microsporidia gây bệnh tiêu chảy kinh niên ở các bệnh nhân AIDS, người được cấy ghép cơ quan hay khách du lịch mới đây được liệt vào danh mục thành viên của gia đình nấm có sinh sản hữu tính. Một nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm y học Đại học Duke đã chứng minh được rằng microsporidia là nấm thực sự, dường như chúng phải trải qua một dạng sinh sản hữu tính trong quá trình lây nhiễm vào người cũng như các vật chủ khác.

Soo Chan Lee, tác giả chính kiêm nhà nghiên cứu hậu tiến sĩ thuộc Khoa Di truyền học phân tử và Vi sinh vật học (đại học Duke), cho biết: “Lây nhiễm nấm microsporidian rất khó chữa bởi cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết nhiều về mầm bệnh phổ biến này. Có tới 50% bệnh nhân AIDS bị nhiễm nấm microsporidian, phát triển thành bệnh tiêu chảy kinh niên. Loại nấm này cũng được phát hiện thấy ở các lữ khách bị tiêu chảy, ở trẻ con, người nhận cơ quan cấy ghép và cả người già”.

Trong số 1200 loài nấm microsporidia, hơn 10 loài lây nhiễm vào con người. Nhận dạng chúng là một công việc khó khăn bởi chúng không thể tồn tại ngoài tế bào vật chủ bị nhiễm nấm, chúng có số lượng gen rất nhỏ nhưng lại phát triển rất nhanh. Các nhà khoa học thuộc đại học Duke đã ứng dụng hai nghiêm cứu di truyền để chứng minh rằng nấm microsporidia phát triển rõ rệt từ nấm sinh sản hữu tính, và đặc biệt là có mối liên hệ chặt chẽ với nấm tiếp hợp.

Họ phát hiện ra rằng microsprodia có 33 chung với nấm tiếp hợp trong số 2.000 gen, nhưng lại không giống gen của các loại nấm khác. Tín hiệu di truyền này cũng cho thấy rằng nấm microsporidia và nấm tiếp hợp dường như có chung tổ tiên, và có quan hệ gần gũi hơn các dòng nấm khác được biết đến.

Ngoài ra, hai dạng nấm này có cùng gen quy định giới tính, cùng trình tự trên ADN. Các gen khác có liên quan đến sinh sản hữu tính cũng có mặt. Điều này cho thấy microsporidia có thể có chu trình sinh sản quy định bởi đặc điểm di truyền, có thể nó phải trải qua sinh sản hữu tính khi lây nhiễm vào cơ thể vật chủ. Theo Lee, bước tiếp theo cần làm là phải khám phá quá trình sinh sản hữu tính ở các loài khác mà có thể khiến việc lây nhiễm nghiêm trọng hơn bởi chúng sử dụng môi trường và các bộ phận bên trong tế bào vật chủ như là một nơi ẩn náu an toàn để sinh sản. 

Loài nấm nhỏ sinh sản hữu tính khi lây nhiễm vào vật chủ

Ảnh quét điện tử giao tử nấm microsporidian với một cái ống nhô ra ngoài dùng để đưa vào tế bào nhân chuẩn. Giao tử sẽ bơm dịch lây nhiễm qua cái ống này. (Ảnh: CDC/NCID/DPD Parasite Image Library)

Tác giải Joseph Heitman – giám đốc Trung tâm Sinh bệnh dịch học vi sinh vật kiêm giám đốc Chương trình di truyền và Hệ gen tại đại học Duke – cho biết: “Nghiên cứu này đã giải đáp bí ẩn về nguồn gốc tiến hóa cũng như vị trí thích hợp của nhóm mầm bệnh phát triển rất thành công này, đồng thời mang lại các phương pháp tiếp cận hiệu quả hơn cho nghiên cứu thực nhiệm về mầm bệnh”. Nhóm cũng tiến hành nghiên cứu với các nhà nghiên cứu di truyền tại Duke, bao gồm Raphael Valdivia, Alejandro Aballay sử dụng tế bào nuôi cấy là giun C. elegans – một loại giun mà họ mới phát hiện được trong vật chủ tự nhiên của nấm microsporidia.

Heitman phát biểu: “Loài giun tròn này có thể là phương pháp hữu hiệu để nghiên cứu di truyền học của nấm microsporidia trong sinh vật sống”. Nghiên cứu được đăng tải trực tuyến trên tờ Current Biology, và được Viện dị ứng quôc gia và Các bệnh di truyền trực thuộc Viện sức khỏe quốc gia cùng với Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia Canada tài trợ.

Các tác giả tham gia vào nghiên cứu bao gồm Nicolas Corradi và Patrick J. Keeling (Viện nghiên cứu tiến bộ Canada, Khoa thực vật học, Đại học British Columbia – Vancouver), Edmond J. Byrnes III (Khoa Di truyền học phân tử và sinh bệnh học Duke), Santiago Torres-Martinez (Ban Di truyền học và sinh bệnh học, Khoa Sinh học, Đại học Murcia,Tây Ban Nha), và Fred S. Dietrich (Khoa Di truyền học phân tử và sinh bệnh học Duke, Viện Khoa học hệ gen và Chính sách Duke).

Tham khảo:
Lee et al. Microsporidia Evolved from Ancestral Sexual Fungi. Current Biology, 2008; DOI: 10.1016/j.cub.2008.09.030

Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Hơn một thế kỷ trước, những người nông dân nuôi bò ở đã quyết liệt phản đối bơ thực vật. Họ nhấn mạnh rằng thứ giống bơ làm từ dầu thực vật không phải là bơ.

Đăng ngày: 23/07/2018
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News