Loài nấm phát quang ngỡ như trong phim nhưng lại có thực ở Việt Nam

Nếu bỗng một ngày bạn nhìn thấy một cây nấm bỗng phát sáng trong đêm thì đừng ngỡ là mình bị ảo giác nhé, vì nó có thật đấy!

Theo các nhà khoa học, có khoảng 85.000 loài nấm tồn tại trong thế giới tự nhiên, nhưng chỉ 65 loài trong số này được cho là có thể phát quang sinh học.


Có khoảng 65 loại nấm có thể phát sáng trong tự nhiên. (Ảnh: Rest Search in Japan)

Hiệu ứng phát sáng trong bóng tối là kết quả của phản ứng hóa học giữa sắc tố phát sáng luciferin và enzyme luciferase. Phản ứng này cũng có thể xuất hiện ở một số loài động vật như sứa, mực, bọ cạp...

Nấm mật ong, tên khoa học là Armillaria mellea, là loài nấm phát quang sinh học phổ biến nhất và sinh sống trong các khu rừng trên khắp Bắc Mỹ và Châu Á. Ngược lại, nấm Mycena luxaeterna chỉ được tìm thấy ở Brazil.


Một số loài nấm phát sáng để thu hút kẻ thù. (Ảnh: Rest Search in Japan)

Một số loài nấm phát sáng để thu hút các loài động vật hoạt động ban đêm giúp phát tán giao tử. Điều này cực kỳ phù hợp với các cánh rừng nhiều tán cây rậm rạp không thể phát tán giao tử nhờ gió. Một số loài khác lại phát sáng để thu hút kẻ thù là các con côn trùng đến ăn nấm, đây là kế sách làm bạn với kẻ thù của nấm. Một số loài lại phát sáng vì những lý do mà chúng ta chưa thể lý giải được và đang được các nhà khoa học tìm hiểu.


Ở Việt Nam, nấm phát quang có thể tìm thấy ở nhiều vùng trong cả nước. (Ảnh: Twitter)

Ở Việt Nam, nấm phát quang đã được nói đến từ rất lâu. Nấm phát quang có thể tìm thấy ở nhiều vùng trong cả nước. Nấm xuất hiện thường vào những tháng mưa và cho ánh sáng khá mạnh. Năm 2002, khảo sát các vườn điều và cao su ở miền Đông Nam bộ, các nhà khoa học đã thu thập được nhiều chủng nấm phát quang. Chủng tương đối phổ biến và đã được nuôi trồng thành công có tên khoa học là Omphalotus af. illudent.


Nấm xuất hiện thường vào những tháng mưa và cho ánh sáng khá mạnh.

Đặc tính phát sáng liên tục và cường độ mạnh hơn nhiều so với các loài sinh vật phát quang khác là một lợi thế đáng quan tâm ở các loài nấm phát quang. Nhiều nghiên cứu khoa học nhằm ứng dụng nấm phát quang vào việc xác định độc tính sinh thái của môi trường hoặc phát hiện những vùng môi trường bị ô nhiễm kim loại nặng (như thủy ngân) ở nồng độ quá thấp khó có thể sử dụng bằng những phương pháp thông thường. Nấm phát quang đóng vai trò như một cảm biến sinh học (biosensor). Ngoài ra, nấm còn dùng trong việc chuyển gen để tạo ra những sinh vật phát quang theo ý muốn.


Nấm phát quang được chú ý, một phần liên quan đến y học, đặc biệt trong lĩnh vực ung thư.

Các kết quả nghiên cứu trên thế giới gần đây cho thấy nấm phát quang được chú ý đến không chỉ do đặc tính phát quang, mà còn liên quan đến y học, đặc biệt trong lĩnh vực ung thư. Những sản phẩm trao đổi chất của chúng có hoạt tính sinh học cao trong việc kháng nấm, kháng khuẩn và kháng virus, đặc biệt khả năng ức chế sự phân bào của tế bào ung thư. Vì vậy hiện nay, nấm phát quang còn được nghiên cứu nuôi trồng như là một nấm dược liệu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cận cảnh quá trình ve sầu

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"

Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Đăng ngày: 13/05/2025
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Nhiều người rất ấn tượng với sức sống mãnh liệt của những cây cọ sống ven bãi biển. Sau khi những trận bão qua đi, nhiều loài thực vật bị phá hủy nhưng cọ thường vẫn sống sót. Vậy lý do là tại sao?

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Dù đã trải qua hơn ba thiên nhiên kỷ, cây ô liu cổ thụ vẫn xanh tốt, ra trái đều đặn, chất lượng cao.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News