Loài nấm sát thủ ký sinh khiến kiến chết dần chết mòn trong đau đớn

Nấm sát thủ kiểm soát cơ hàm của loài kiến trước khi điều khiển con vật cắm hàm vào thân hoặc lá cây rồi chết dần trong đau đớn.

Các nghiên cứu trước đây khẳng định nấm sát thủ hay nấm điều khiển não kiến xâm nhập và điều khiển chức năng thần kinh biến kiến thành zombie. Cụ thể, khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ, nấm sử dụng hóa chất đặc biệt kiểm soát hành vi của kiến. Nấm "ra lệnh" buộc kiến rời đàn và cắn thủng phần mặt dưới của một chiếc lá.

Đến cuối đời, xác kiến vẫn cắm chặt hàm vào phần thân lá. Cuối cùng, nấm sát thủ sẽ sản sinh một cuống dài, đâm xuyên đầu kiến và nhô ra ngoài, bắt đầu phun bào tử để săn con mồi khác, ngoài ra nó còn mọc thêm những cuống nhỏ hơn ở các phần cơ thể kiến, trong đó có bàn chân và khớp chân dưới của kiến. 

Loài nấm sát thủ ký sinh khiến kiến chết dần chết mòn trong đau đớn
Mụn nước mọc ra như chùm nho bám vào sợi cơ của kiến. (Ảnh: Alamy).

Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Sinh học Thực nghiệm chỉ ra rằng loại nấm này không xâm chiếm não của loài kiến.

Nhà sinh vật học Colleen Mangold đưa các con kiến thợ mộc bị nhiễm nấm về phòng thí nghiệm Hughes để quan sát và phát hiện các sợi cơ hàm của lũ kiến sưng to. Sau đó, nấm sát thủ phá hủy các cơ này, khiến chúng co rút mà không thể duỗi thẳng trở lại, song không gây ảnh hưởng tới hệ thống liên lạc các cơ. 

Ông Mangold và các cộng sự vẫn chưa lý giải được lý do làm thế nào mà nấm sát thủ này có thể ép kiến cắn vào thân hay lá cây cho tới khi chết, nhưng họ nghi ngờ động tác cuối đời này có liên quan tới các hạt nhỏ trông giống như những chùm nho bám vào các sợi cơ sau khi kiến bị nhiễm nấm. Tuy nhiên, không rõ những hạt nhỏ này do nấm sản sinh hay do chính cơ thể của loài kiến phát ra. 

Loại nấm sát thủ này chủ yếu tìm thấy trong các khu rừng nhiệt đới của Thái Lan, Brazil, Trung Mỹ và châu Phi. Chúng không chỉ ký sinh trên kiến mà còn ở nhiều thực vật khác. Mặc dù mang bản tính chết chóc, nhưng các cuộc tấn công của loài nấm sát thủ lại có lợi cho đa dạng sinh thái vì chúng làm giảm bớt khả năng độc chiếm rừng của một số sinh vật. 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chuyện về cây sồi cổ thụ

Chuyện về cây sồi cổ thụ "mai mối" cho 100 cặp tình nhân nhưng bản thân mãi cô đơn

Ở Đức có một cây sồi hàng trăm tuổi được gọi là "cây cô dâu chú rể", tương truyền hơn 100 cặp đôi đã viết thư cho nhau gửi vào hốc cây, sau đó cũng được kết duyên ngay tại tọa độ này.

Đăng ngày: 23/07/2019
4,5 nghìn tỉ đầu lọc thuốc lá mỗi năm đang giết dần cây cỏ trên thế giới

4,5 nghìn tỉ đầu lọc thuốc lá mỗi năm đang giết dần cây cỏ trên thế giới

Con người thải ra 4,5 nghìn tỉ đầu lọc thuốc lá, và nó đang dần trở thành một loại rác nguy hiểm.

Đăng ngày: 23/07/2019
Độc đáo những loài hoa có hình dáng lạ trên thế giới

Độc đáo những loài hoa có hình dáng lạ trên thế giới

Hoa đôi môi "gái gọi", hoa "khỏa thân", hoa ong cười, hoa "người ngoài hành tinh vui vẻ", hoa "em bé quấn tã"... với hình dáng "bá đạo" của mình mà chỉ lướt qua cũng khiến bạn không nhịn được cười.

Đăng ngày: 23/07/2019
Nhà khoa học Thụy Điển cảnh báo dịch siêu khuẩn tại bệnh viện Việt Nam

Nhà khoa học Thụy Điển cảnh báo dịch siêu khuẩn tại bệnh viện Việt Nam

Nhóm nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Linkoping, Thụy Điển, khảo sát hơn 2.200 bệnh nhân ở 12 bệnh viện Việt Nam.

Đăng ngày: 22/07/2019
Loài hoa cả năm nở một ngày, đắt hơn kim loại quý

Loài hoa cả năm nở một ngày, đắt hơn kim loại quý

Là loại gia vị phổ biến và được ưa chuộng nhất thế giới, nhưng ít ai biết rằng vani là loại hương liệu đắt đỏ bậc nhất.

Đăng ngày: 21/07/2019
Các nhà nghiên cứu tìm ra vi khuẩn có thể tạo ra siêu vật liệu kỳ diệu

Các nhà nghiên cứu tìm ra vi khuẩn có thể tạo ra siêu vật liệu kỳ diệu

Siêu vật liệu graphene là một loại vật liệu mới được các nhà khoa học phát minh ra, với nhiều ưu điểm như mỏng nhẹ, siêu bền và siêu cứng.

Đăng ngày: 20/07/2019
Thí nghiệm tiêu diệt gần hết muỗi vằn trên hòn đảo Trung Quốc

Thí nghiệm tiêu diệt gần hết muỗi vằn trên hòn đảo Trung Quốc

Nhóm nghiên cứu thả những con muỗi vằn đực và cái vô sinh ra tự nhiên trong mùa sinh sản, xóa sổ thành công quần thể muỗi trên hai đảo.

Đăng ngày: 19/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News