Loài người kết hôn để tránh bệnh tình dục

Kết hôn là bước tiến hóa của loài người từ chế độ đa thê nhằm bảo vệ sức khỏe sinh sản, đảm bảo tốt việc duy trì nòi giống.

Năm 1995, Frank Sinatra từng ngân nga lời hát "tình yêu và hôn nhân song hành như ngựa và xe ngựa". Nó ám chỉ tình yêu dẫn đến hôn nhân là điều tất yếu. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới mối quan hệ một vợ một chồng phát triển trong lịch sử loài người không phải do sự lãng mạn của tình yêu.

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Communications cho rằng hôn nhân xuất phát từ sự cần thiết để kiểm soát và tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs).


Khi bệnh tình dục lây nhanh khiến tỉ lệ vô sinh tăng cao, kết hôn phát triển để loài người duy trì chế độ một vợ một chồng nhằm ngăn bệnh tình dục lây lan - (Ảnh: Corbis).

Các nhà nghiên cứu sử dụng kỹ thuật máy tính với mô hình toán học đề hiểu hành vi kết đôi trong các xã hội loài người buổi đầu khác nhau như thế nào. Họ thắc mắc chuyện chung thủy một vợ một chồng - đặc điểm chỉ có ở khoảng 3% số động vật có vú - tại sao nó xuất hiện ở người?

Theo đó, các nhà khoa học thấy rằng trong thời săn bắn hái lượm, một vài cá thể đực được độc quyền giao phối với một số lượng lớn cá thể nữ. Ở những nhóm nhỏ này, bệnh lây truyền qua đường tình dục dường như chỉ tồn tại thời gian ngắn và không có ảnh hưởng gì đáng kể.

Nhưng sang thời kỳ nông nghiệp, khi con người biết canh tác, cộng đồng mở ngày càng rộng và đông đúc hơn, tỉ lệ lây nhiễm bệnh tình dục tăng nhanh giữa xã hội đa thê.

Không có các loại dược phẩm hiện đại, tỉ lệ vô sinh do bệnh giang mai, lậu, chlamydia (một bệnh lây lan truyền qua đường tình dục do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây ra, có thể dẫn đến vô sinh cả ở nam và nữ) đã rất cao. Điều này dẫn đến một sự thay đổi trong hành vi giao phối của người. Từ lối thức cũ chuyển sang chế độ duy trì một vợ một chồng.


Trong các xã hội thời kỳ đầu, người ít, cộng đồng nhỏ, chế độ đa thê được duy trì vì bệnh tình dục không ảnh hưởng nhiều đến người dân - (Ảnh: Reuters).

Chris Bauch, giáo sư toán học ứng dụng tại Đại học Waterloo ở Canada, đồng thời là tác giả của nghiên cứu, cho biết: "Nghiên cứu này cho thấy sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển các chuẩn mực xã hội".

Giáo sư giải thích: "Chuẩn mực xã hội của chúng ta không phát triển một cách cô lập hoàn toàn với những gì xảy ra trong môi trường tự nhiên. Ngược lại, chúng ta không thể hiểu được các chuẩn mực xã hội mà không hiểu nguồn gốc của chúng trong môi trường tự nhiên ấy. Chuẩn mực xã hội của chúng ta đã được định hình bởi môi trường tự nhiên. Đổi lại, môi trường được định hình bởi các chuẩn mực xã hội của chúng ta như chúng ta ngày càng nhận ra rõ ràng hơn".

Như vậy, kết hôn không chỉ là điều lãng mạn mang ý nghĩa tinh thần. Kết hôn còn là bước tiến hóa của loài người từ chế độ đa thê nhằm bảo vệ sức khỏe sinh sản, đảm bảo tốt việc duy trì nòi giống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News