Loài nhện đi săn bằng cách "nhảy múa" xung quanh con mồi

Chiến thuật đi săn đầy chủ động giúp loài nhện ăn kiến ở Úc có thể hạ gục được những con côn trùng lớn gấp đôi kích thước của nó.


Loài nhện đi săn bằng cách "nhảy múa" xung quanh con mồi. (Video: Sciencenews).

Thông thường, côn trùng là món ăn ưa thích của nhện, nhưng chúng ta lại rất ít khi thấy nhện chủ động đi săn kiến. Đó là bởi loài kiến được trang bị bộ hàm cực khỏe và thậm chí cả chất độc, khiến chúng là mục tiêu "cần tránh" đối với nhện.

Thực tế cho thấy có chưa đến 1% loài nhện chọn kiến làm con mồi. Số còn lại đều né tránh loài côn trùng này. Tuy nhiên, đó không phải là trường hợp của loài nhện kiến Úc (Euryopis uosystemicata).

Theo Wikipedia, loài nhện này có thể săn nhiều loại côn trùng khác nhau, nhưng chúng đặc biệt ưa thích con mồi là kiến. Sở dĩ có thể làm điều này là bởi chúng có thể xử lý con mồi bằng cách "nhảy múa" xung quanh và dùng tơ trói nạn nhân lại.

Cách đi săn này độc đáo tới mức, các nhà nghiên cứu chưa hề bắt gặp điều tượng tự ở bất kỳ loài nhện nào khác. "Màn nhào lộn của chúng là vô cùng đặc biệt. Tôi chưa bao giờ thấy kiểu săn này", Paula Cushing, nhà sinh vật học tiến hóa tại Bảo tàng Tự nhiên & Khoa học Denver cho biết.


Con nhện đi săn theo một phương thức hoàn toàn chưa được xác định. (Ảnh cắt từ clip).

Alfonso Aceves-Aparicio, một nhà sinh thái học tại Viện Sinh thái Hóa học Max Plank ở Jena, Đức đã kể về lần đầu tiên ông tình cờ bắt gặp những con nhện "nhảy múa" khi săn mồi. "Lúc đang đi bộ về nhà, tôi tình cờ thấy những chấm đen di chuyển qua lại trên lớp vỏ nhợt nhạt của một cây bạch đàn", Alfonso nhớ lại.

"Khi lại gần, tôi thấy một con nhện đang đu đưa xung quanh một con kiến. Ban đầu tôi nghĩ, có thể nhện đang cố gắng để thoát khỏi kiến. Thế nhưng sau khi nhìn kỹ hơn, tôi đã thấy điều ngược lại".

Tò mò, Alfonso đã mượn một chiếc camera tốc độ cao, rồi ghi lại những chuyển động đi săn của nhện. Sau đó, dựa vào đoạn video quay chậm, Alfonso và các đồng nghiệp không khỏi bất ngờ khi thấy con nhện đang săn kiến theo một phương thức hoàn toàn chưa được xác định.

Theo đó, mỗi con nhện sẽ tự chọn vị trí của chúng trên thân cây để cắt ngang đường di chuyển của kiến. Khi kiến tới gần, con nhện nhảy lên phía trên con mồi, đồng thời gắn một sợi tơ vào cơ thể kiến.


Khi kiến kịp nhận thấy điều bất thường, cũng có nghĩa là số phận của nó đã an bài. (Ảnh: NAS).

Theo Alfonso, chuyển động được thực hiện trong khoảng thời gian chỉ vài mili-giây này sẽ xác định liệu cuộc săn có thành công hay không. Điều đó có nghĩa là khi kiến kịp nhận thấy điều bất thường, cũng có nghĩa là số phận của nó đã an bài.

Nếu gắn tơ trúng, nhện sẽ liên tục trình diễn vũ điệu "nhảy múa" và di chuyển xung quanh kiến, thực ra là chúng đang khéo léo bao bọc con mồi lại bằng tơ. Một điểm khác khiến các nhà khoa học cảm thấy ấn tượng là tính hiệu quả của chúng.

Thông thường, ngay cả những kẻ đi săn lão luyện như sư tử hay chó sói cũng chỉ có khoảng 50% cơ hội để kết liễu con mồi. Song, tỷ lệ thành công của loài nhện kiến có thể lên tới 85%. Con số này được xác định dựa trên khoảng 60 cuộc đi săn được ghi lại.

Nghiên cứu được xuất bản trực tuyến trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (NAS) vào ngày 19/9/2022.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam gồm những giống chó quý hiếm nào?

Việt Nam có bốn giống chó nội được gọi là tứ đại quốc khuyển gồm chó Bắc Hà, chó lài, chó HMông cộc đuôi và chó Phú Quốc.

Đăng ngày: 03/07/2025
Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!

Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.

Đăng ngày: 30/06/2025
Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới

Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Đăng ngày: 28/06/2025
Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?

Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Đăng ngày: 28/06/2025
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 28/06/2025
Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm

Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm "chuyện ấy"

Theo một nghiên cứu mới đây thì hóa ra mỗi khi đến thời điểm làm "chuyện ấy", chúng thực sự đã khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News