Phân biệt dễ dàng bò biển và lợn biển: Hai sinh vật quý hiếm nhìn khá giống nhau, cực dễ!

Một trong hai loài xuất hiện ở cả vùng biển nước ta.

Phân biệt dễ dàng bò biển và lợn biển: Hai sinh vật quý hiếm nhìn khá giống nhau, cực dễ!
Theo bạn, đâu là bò biển, đâu là lợn biển. (Ảnh minh họa: Thành Luân)

Bò biển (Tên khoa học: Sirenia) và lợn biển (Tên khoa học: Trichechus) là hai sinh vật có ngoại hình khá giống nhau nên thoạt nhìn sẽ rất dễ nhầm lẫn, chúng đều thuộc bộ Sirenia nên có hình thái tương đồng với nhau (Xem ảnh bên dưới).

Bò biển là sinh vật biển có thân hình con thoi, thường được gọi là cá nàng tiên hay người cá vì phần đuôi giống với nàng tiên cá, chi trước có hình mái chèo, dùng để chuyển hướng khi bơi, da chúng rất dày và có lông thưa.

Đầu tương đối lớn so với tỷ lệ thân, loài bò biển có thị lực kém nhưng bù lại thì khứu giác cực kỳ nhạy bén. Môi của chúng rất dày, có râu lởm chởm và phẳng để thích nghi với đời sống ăn rong biển, tảo dưới đáy biển.

Phân biệt dễ dàng bò biển và lợn biển: Hai sinh vật quý hiếm nhìn khá giống nhau, cực dễ!
Bò biển. (Ảnh: Wiki)

Con đực còn có ngà tương tự như ngà voi, và đây là mục tiêu săn lùng của nhiều thợ săn vì có giá trị cao. Hiện này loài bò biển đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức cực kì nguy cấp (CR) trong Sách đỏ Việt Nam và loài sắp nguy cấp trong Sách đỏ Thế giới (IUCN).

Bò biển thường sống và di cư theo cặp, bơi rất chậm và không nguy hiểm cho con người; chúng ngủ ngày và đi kiếm ăn lúc đêm tối. Thỉnh thoảng thì bò biển lại ngoi lên mặt nước để lấy dưỡng khí. Khả năng nhịn thở của chúng thường là 15 phút.

Mỗi ngày, bò biển có thể tiêu thụ 10 đến 30 kg cỏ, tuổi thọ của bò biển khá cao (hơn 70 năm tuổi). Hiện số lượng bò biển còn lại rất ít, phân bố chủ yếu ở vùng Ấn Độ -Tây Thái Bình Dương như Inđônêxia, Malayxia, Thái Lan, Myanma, Papua New Guinea, Việt Nam...

Phân biệt dễ dàng bò biển và lợn biển: Hai sinh vật quý hiếm nhìn khá giống nhau, cực dễ!
Lợn biển. (Ảnh: Wiki)

Lợn biển cũng là loài thú biển sống hoàn toàn dưới nước, ăn thực vật nhưng có kích thước thường lớn hơn bò biển. Mõm của lợn biển cũng ngắn hơn bò biển, môi trên lớn hơn môi dưới, rất linh hoạt nên có thể cầm nắm được, dùng để lấy thức ăn và giao tiếp hay tương tác xã hội.

Lợn biển không có răng nanh như bò biển và thậm chí chúng còn không có răng cửa mà chỉ có một bộ răng má, các răng này có thể mọc lại suốt cuộc đời lợn biển. Đuôi của chúng có hình mỏ neo, khá giống với cá voi.

Dạ dày của lợn biển cũng đơn giản hơn bò biển rất nhiều (bò biển có hệ thống tiêu hóa rất dài để tận hấp thụ các chất dinh dưỡng). Lợn biển có lối sống đơn lẻ hơn là sống theo cặp như bò biển, con đực sẽ đuổi theo con cái trong mùa sinh sản. Thời gian kiếm ăn của lợn biển là ban ngày.

Lợn biển cũng phải ngoi lên mặt nước để thở (cứ 20 phút lại ngoi lên). Khi gặp nguy hiểm thì lợn biển có thể di chuyển khá nhanh (30 km/h), tuổi thọ của lợn biển cũng lên đến 60 năm.

Mỗi ngày, lợn biển có thể ăn tới 50 kg thức ăn (thường là bèo, mao lương, cỏ, cần nước, tảo biển...), tương đương khoảng 10% - 15% khối lượng cơ thể chúng. Lợn biển có trí thông minh cao, tương tự cá heo và hải cẩu.

Cách phân biệt đơn giản bò biển và lợn biển

Phân biệt dễ dàng bò biển và lợn biển: Hai sinh vật quý hiếm nhìn khá giống nhau, cực dễ!
Sự khác biệt của phần đuôi bò biển và lợn biển. (Ảnh: Khám phá Thế giới động vật)

Có nhiều điểm khác nhau để phân biệt Dugong (bò biển) và Manatee (lợn biển), nhưng cách nhanh nhất chính là điểm khác biệt về phần đuôi của chúng. Cụ thể đuôi của bò biển có hình trăng khuyết (như đuôi nàng tiên cá), còn đuôi lợn biển thì cong tròn giống như mái chèo.

Ngoài ra, còn một số đặc điểm khác có thể giúp chúng ta phân biệt được hai loài sinh vật biển này, đó chính là hình dạng miệng, da, kích thước, khối lượng của chúng (Xem ảnh dưới).

Phân biệt dễ dàng bò biển và lợn biển: Hai sinh vật quý hiếm nhìn khá giống nhau, cực dễ!
Phân biệt bò biển và lợn biển. (Ảnh việt hóa: Thành Luân)

Trên đây là những cách phân biệt nhanh hai sinh vật biển độc đáo và quý hiếm bằng ngoại hình của chúng, trong hai loài trên thì chỉ có bò biển là phân bố ở vùng biển nước ta (ở vùng biển Côn Đảo và Phú Quốc).

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!

Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.

Đăng ngày: 26/04/2022
Linh vật SEA Games 31 là gì: Chuyện thú vị về loài quý hiếm dãy Trường Sơn

Linh vật SEA Games 31 là gì: Chuyện thú vị về loài quý hiếm dãy Trường Sơn

SEA Games 31 mà Việt Nam là chủ nhà sẽ khai mạc ở Thủ đô Hà Nội vào tháng 5/2022 tới đây. Nhiều bạn trẻ thắc mắc linh vật của kỳ đại hội thể thao Đông Nam Á này là con gì và vì sao?

Đăng ngày: 26/04/2022
Chó Kangal tử chiến nảy lửa với gấu dữ để bảo vệ chủ

Chó Kangal tử chiến nảy lửa với gấu dữ để bảo vệ chủ

Thấy gấu đen lao tới định tấn công nam thanh niên, chú chó Kangal đã dũng cảm lao ra chiến đấu với kẻ lạ mặt để bảo vệ chủ.

Đăng ngày: 25/04/2022
Chuột túi có thân hình vạm vỡ, cơ bắp như lực sĩ gây sốt

Chuột túi có thân hình vạm vỡ, cơ bắp như lực sĩ gây sốt

Chú chuột túi có thân hình vạm vỡ như vận động viên thể hình chuyên nghiệp khiến cư dân mạng choáng váng.

Đăng ngày: 25/04/2022
Chiến cẩu: Niềm tự hào và kết cục bi thương

Chiến cẩu: Niềm tự hào và kết cục bi thương

Chó từng là vũ khí sống đáng sợ, chí ít cũng trong 3 nghìn năm lịch sử.

Đăng ngày: 24/04/2022
Bất chấp sự nguy hiểm của cá sấu, rái cá mẹ lao vào tấn công để bảo vệ con non

Bất chấp sự nguy hiểm của cá sấu, rái cá mẹ lao vào tấn công để bảo vệ con non

Bất chấp cá sấu há miệng đe dọa, rái cá vẫn nhiều lần lao vào tấn công, có khả năng để bảo vệ con non.

Đăng ngày: 23/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News