Mực khổng lồ dài 3m còn sống dạt vào bãi biển Nhật Bản
Con mực khổng lồ còn sống thu hút nhiều sự chú ý từ người dân địa phương và các nhà khoa học bởi cá thể còn sống thuộc loài này cực hiếm gặp.
Con mực hiếm gặp sẽ được chuyển tới thủy cung. (Ảnh: Mainichi)
Nhiều người đi biển rất bất ngờ khi bắt gặp con mực khổng lồ dài gần 3m còn sống. Họ tìm thấy con vật đang mắc cạn ở bãi biển Ugu của thành phố Obama, quận Fukai, vào 10 giờ sáng ngày 21/4 theo giờ địa phương.
Con mực vẫn còn sống, theo chính quyền thành phố Obama. Một nhà chức trách cho biết rất hiếm gặp mực khổng lồ còn sống dạt vào bãi biển. Thủy cung Echizen Matsushima ở thành phố Sakai là nơi sinh sống mới của con vật chân đầu này.
Những người đi biển ở Nam Phi từng gặp một con mực khổng lồ dạt vào bãi cát năm 2020. Các nhà khoa học đã đặt nó vào tủ đông để bảo quản an toàn nhằm giải phẫu và nghiên cứu kỹ hơn. Mực khổng lồ thường nặng hơn một con voi non và lớn gấp hơn hai lần kích thước của một người đàn ông trưởng thành.
Với chiều dài lên tới 13m, mực khổng lồ là một trong những động vật không xương sống lớn nhất trên Trái đất. Nhưng kích thước khổng lồ không giúp chúng trở nên dễ phát hiện hơn bởi chúng sống ở độ sâu hơn 400m. Đôi mắt to bằng chiếc đĩa thuộc hàng lớn nhất trong số mọi sinh vật sống cho phép chúng quan sát dưới làn nước tối đen. Điều này có nghĩa mực khổng lồ có thể trông thấy các phương tiện và tàu ngầm điều khiển từ xa từ khoảng cách hơn một kilomet. Giới nghiên cứu chưa từng gặp cá thể mực khổng lồ còn sống trước năm 2002. Họ ghi hình loài vật này lần đầu tiên năm 2006.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng
Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.
