Loài ong quý hiếm của Úc tưởng tuyệt chủng gần 1 thế kỷ bất ngờ tái xuất

Một loài ong có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới phía đông nước Úc bất ngờ được tìm thấy lần đầu tiên sau 98 năm biến mất.

Mặc dù hiếm gặp, gần như chắc chắn bị đe dọa bởi môi trường sống bị mất và bị chia cắt, nhưng việc phát hiện lại loài ong này mang tới hy vọng cho nhiều loài ong khác đã không được nhìn thấy trong nhiều thập kỷ.


Loài ong Pharohylaeus lactiferus.

Úc có hàng trăm loài ong bản địa, nhiều loài trong số đó có thể đã bị tuyệt chủng (một vấn đề phổ biến trên toàn thế giới). Tuy nhiên, loài ong Pharohylaeus lactiferus có một tình trạng đặc biệt đó là thành viên ong Úc duy nhất của một chi trong khi các loài Pharohylaeus khác sống ở New Guinea.

Lactiferus đã không được nhìn thấy kể từ năm 1923 và chỉ có sáu mẫu vật từng được thu thập trước khi nghiên cứu sinh James Dorey của Đại học Flinders đi tìm nó.


Pharohylaeus lactiferus to và dày bất thường.

Dorey cho biết rằng hành trình của anh đến các khu rừng nhiệt đới ở Queensland và phía bắc New South Wales chủ yếu được thực hiện cho luận án của mình về mối quan hệ giữa các loài ong làm tổ trên mặt đất. Tuy nhiên, khi biết được P. lactiferus, anh quyết định tìm kiếm nó cùng lúc.

Bên cạnh việc là một nhà côn trùng học, Dorey là một nhiếp ảnh gia đã tự đặt cho mình nhiệm vụ chụp ảnh ít nhất một thành viên của mỗi chi ong Úc, trong đó có 63 loài, tính cả những loài được giới thiệu.

"Nếu tôi đưa Pharohylaeus vào, tôi sẽ phải tìm lactiferus", Dorey cho hay.

Kết quả là Dorey đã tìm thấy Pharohylaeus lactiferus tại ba địa điểm trong số 245 địa điểm anh ta đã xem xét, mặc dù có một vài cảnh báo sai trên đường đi.

Pharohylaeus lactiferus có những đặc điểm khác với loài ong khác, chúng to và dày một cách bất thường.

Theo báo cáo của Dorey, anh chỉ tìm thấy Pharohylaeus lactiferus ở vùng rìa của các khu rừng mưa nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hơn nữa, nó dường như chỉ quan tâm đến hoa của hai loại cây, cây bánh lửa và cây ngọn lửa Illawarra. Cả hai loại này đều có màu đỏ tươi.

Dorey nói rằng chìa khóa để cứu Pharohylaeus lactiferus chính là bảo tồn môi trường sống của nó và nếu có thể kết nối lại nó để các quần thể bị tách rời có thể trộn lẫn gene của chúng. Thật không may, các trận cháy rừng năm ngoái có nghĩa là những khu rừng này đang phải chịu nhiều áp lực hơn bao giờ hết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bọ ngựa

Bọ ngựa

Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Đăng ngày: 06/04/2025
Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực

Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực

Cây hoa la bàn có tên khoa học là Silene acaulis. Đây là loài thực vật đặc biệt có thể sống tới 300 năm tại vùng Bắc cực lạnh giá và nở hoa rực rỡ trong điều kiện khắc nghiệt.

Đăng ngày: 05/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Đăng ngày: 04/04/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News