Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Rắn Ninja là loài rắn lớn nhất ở Nhật Bản. Chúng có khả năng bơi lội và leo tường như chiến binh Ninja vậy.

Nếu tận mắt chứng kiến khả năng bơi lội hay leo trèo trên những vách tường thẳng đứng của loài rắn này, bạn sẽ phải rùng mình lo sợ một ngày nào đó sẽ phải đối mặt với chúng ngay trong ngôi nhà của chính mình.

Đó chính là những gì mà loài rắn chuột Nhật Bản (Elaphe climacophora) thuộc họ Rắn nước có thể làm được. Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.


Rắn chuột Nhật Bản. (Ảnh: Tahara).

Đó cũng chính là một phần lý do mà người ta gọi nó là rắn "Ninja", với những kỹ năng leo bám trên bề mặt thẳng đứng, ít chỗ bám hay ẩn mình dưới dòng nước để mai phục con mồi.

Với chiều dài từ 1 đến 2m, rắn Ninja là loài rắn lớn nhất ở Nhật Bản.

Màu sắc của chúng cũng thay đổi theo độ tuổi, ở rắn mới sinh với màu xanh - vàng nhạt đến những sọc nâu ở con rắn thiếu niên và màu vàng - xanh da trời ở con trưởng thành, những họa tiết sọc giúp chúng trở nên giống với loại rắn độc mamushi (Gloydius blomhoffii).

Một số con thậm chí còn có màu trắng toàn thân do bị bạch tạng (Iwakuni white snakes) và được bảo vệ từ năm 1924 như một biểu tượng quốc gia (National Monument) và được người Nhật thờ cúng, tôn kính, xem như vị sứ giả của thần sông núi.

Cũng chính vì lợi ích bắt chuột và biểu tượng tâm linh của nó, nếu có nhìn thấy loài rắn này leo lên nhà hay bơi dưới các rảnh nước, người Nhật cũng sẽ không bắt hay làm hại chúng mà trái lại còn cảm thấy vui mừng vì sự xuất hiện của rắn Ninja trong ngôi nhà của mình.

Do được người Nhật yêu quý và tôn sùng nên chúng không bị con người gây hại, thiên địch tự nhiên của chúng là đại bàng và Lửng chó (raccoon dog có tên khoa học là Nyctereutes procyonoides).

Điều quan trọng hơn đó là loài rắn này vô hại với con người (không có nọc độc), chúng chỉ săn các con mồi nhỏ như chuột, ếch, thằn lằn, thậm chí leo lên cây cao để bắt chim non, rắn Ninja còn có tập tính ngủ đông từ 3 đến 4 tháng và đẻ 7 đến 20 trứng vào đầu mùa hè.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Đăng ngày: 22/03/2025
Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.

Đăng ngày: 21/03/2025
Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Nhạn biển Bắc Cực, rùa da, chuồn chuồn là ba trong số những loài động vật có những chuyến di cư dài nhất trong tự nhiên.

Đăng ngày: 15/03/2025
Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Với loài rắn, dù là loại rắn bé tẹo hay hổ mang khổng lồ nọc độc chết người đều phải trải qua màn lột xác (thay da) trung bình 4 đến 8 lần trong mỗi năm. Vậy tại sao rắn phải lột xác?

Đăng ngày: 15/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News