Loài rệp nước cũng có khả năng lặn như người
Để ổn định tư thế dưới nước, những người thợ lặn thường trang bị một chiếc áo bơm hơi hoặc được làm xẹp một chút. Loài rệp nước (Anisops deanei) chuyên bơi ngửa cũng áp dụng hệ thống tương tự.
Theo các nhà nghiên cứu Philip Matthews và Roger Seymour thuộc trường Đại học Adelaide (Ốtxtrâylia) trên tạp chí Nature, loài rệp nước bơm một bọng khí trên bề mặt trước khi lặn xuống và điều chỉnh thể tích của bọng khí này để giữ vững tư thế dưới nước.
Các nhà nghiên cứu cho biết các loài côn trùng nước khác dùng bọng khí để lặn. Các bọng khí này hoạt động như mang cá thu hồi ôxy tan trong nước khiến khả năng lặn của chúng bị hạn chế. Chúng thường nổi trên bề mặt hoặc bám vào các vật chìm dưới nước.
Loài rệp nước được thuận lợi hơn là chúng vận chuyển ôxy nhờ huyết cầu tố - cũng như những người thợ lặn. Khi đặt con rệp nước trên một chiếc cân điện tử cực nhạy, hai nhà nghiên cứu trên đã đo được những thay đổi áp suất trong bọng khí của nó. Họ kết luận rằng loài rệp nước thở trong bọng khí khi lặn dưới nước. Huyết cầu tố của chúng đã bão hòa ôxy. Một khi ở dưới nước, rệp nước thu hồi ôxy cần thiết để được nổi lưng chừng và giữ tư thế thăng bằng.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt
Việt Nam hiện đang sở hữu một loại "quả thần", có thể biến tất cả các vị trên đời này thành vị ngọt sau khi ăn nó.
