Loài sinh vật siêu nhỏ rất đáng sợ và gần như không thể tiêu diệt

Không chỉ tạo cảm giác ghê sợ, nấm mốc còn ẩn chứa nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh và chúng thật sự rất khó tiêu diệt.

Bạn có thể kể ra hai loại nấm mốc: Loại có lợi và loại có hại. Nấm mốc có lợi như Penicillium notatum, được dùng để làm thuốc penicillin,​ ước tính đã cứu sống hơn 200 triệu mạng người. Trong khi đó, những loài mốc có hại như Aspergillus Flavus có thể tiết ra chất độc hại giết chết bạn.

Nhưng dù có lợi hay có hại, nấm mốc vẫn có mặt ở khắp mọi nơi. Trong thực tế, bạn hầu như đang hít thở chúng và không có cách nào có thể tránh được.​

Mốc là một loài nấm. Cũng như nấm hình cây (nấm quả thể), chúng được tạo ra từ hàng ngàn mô sợi mỏng hơn gọi là "hyphy". Chúng dùng những sợi này để lấy dưỡng chất tương tự như rễ cây. Hyphy vươn mình vào sâu trong bánh mì cũ hay cà chua hỏng và giải phóng men phân giải (enzyme), tương tự như men phân giải trong bao tử chúng ta vậy.

Loài sinh vật siêu nhỏ rất đáng sợ và gần như không thể tiêu diệt
Nấm mốc có loài có lợi và có loài có hại.

Mốc tiêu hoá thức ăn giống như cơ thể của chúng ta. Hay nói dễ hiểu, nếu bạn là mốc, bạn sẽ tự úp mặt mình vào thức ăn và hấp thụ đồ ăn qua da. Kathy Hodge, chuyên gia nghiên cứu nấm và mốc tại Đại học Cornell, cho biết: “Khi bạn thật sự thấy những mảng bông mốc xù lên, hyphy đã lan khắp bên dưới bề mặt thức ăn đó. Vì thế nếu chỉ cắt đi phần mốc sẽ không ngăn chặn sự sinh sôi của chúng. Cũng giống như việc cắt đi lá cây không làm chết được cây”.

Điều đáng sợ là mốc rất ăn tạp. Ta dễ dàng nhìn thấy chúng thích ăn bánh mì nhưng một vài loại nấm mốc còn thích cả da chết, xà bông và thậm chí là giấy dán tường. Theo như Nicolas Money là tác giả của một vài cuốn sách viết về nấm mốc: Có một nguồn thức ăn phong phú bên dưới những tấm dán tường, chỉ cần điều kiện thích hợp như ẩm ướt, chúng sẽ lập tức sinh sôi.

Nhưng vẫn còn một thứ còn khó kiểm soát hơn của các loài nấm mốc. Chính là bào tử của chúng. Bào tử nấm, tương tự hạt của cây, mục đích là dùng để sinh sản. Chúng tạo ra các cấu trúc cuống siêu nhẹ và vô cùng nhỏ. Bào tử nấm sẽ được tạo ra tại đầu của các cuống sinh sản này. Và rồi chúng theo dòng không khí khuếch tán vào bầu khí quyển.

Chỉ với sợi mốc đơn lẻ có thể sản sinh ra hàng trăm ngàn bào tử. Vì thế không có gì ngạc nhiên khi kết quả đo lường ở các thành phố lớn như Chicago một mét vuông có thể lên tới 125.000 bào tử nấm mốc. Tức là có tới hàng triệu tấn bào tử nấm mốc trôi nổi trong khí quyển. Nghe có vẻ hoang đường nhưng đúng vậy đấy!

Thật khó để mường tượng ra số lượng khổng lồ này. Và chúng không chỉ ở ngoài đường, Chúng ở trong nhà bạn, chúng có mặt ở khắp mọi nơi. Để chứng minh cho bạn thấy, tôi đã làm một thí nghiệm nhỏ ở trong nhà. Chỉ là kiến thức sinh học cấp ba thôi.

Đây là đĩa thí nghiệm petri được bỏ vào một thứ gọi là "thạch" hiểu đơn giản đây là cách tôi tạo môi trường sống thiết yếu cho mốc. Tôi rất hào hứng để đặt chúng trong căn hộ của tôi và xem loại nấm mốc nào sẽ mọc trên những chiếc đĩa này. Tôi đặt một cái trên giường, một cái gần cửa sổ, một cái trong nhà vệ sinh, và tôi để chúng mở nắp trong một giờ để thu nhận bào tử.

Một tuần sau, chúng trông như thế này. Vâng, tôi không chắc hình ảnh nhận được sẽ đẹp đẽ hay chỉ là sự gớm ghiếc. Đĩa thí nghiệm nằm gần cửa sổ có số lượng mốc đa dạng nhất. Vào khoảng 10 loài mốc. Hầu hết là loại mốc thường thấy trong nhà, theo lời của giáo sư Hodge. Và đĩa nằm trên giường tôi. Có nghĩa là nơi đặt lưng hằng ngày của tôi, không phải là không có.

Mới nghe thì thật đáng kinh hãi. Nhưng liệu có phải vậy? Có ít nhất một loại mốc trong thí nghiệm thu thập được, gọi là Cladosporium. Theo ông Money: Đôi khi con người ta hắt hơi mạnh, thật ra là do phản ứng với Cladosporium. Nói một cách khác, nếu chúng ta có đủ bào tử trong phổi sẽ gây ra một loạt dị ứng. Và nếu số lượng đó lớn hơn nữa, mốc có thể khiến ta mắc hen suyễn.

Nhưng sự thật còn tệ hơn vậy. Một vài loại mốc có thể sản sinh ra chất độc, được gọi là "độc tố nấm mốc". Ví dụ như Stachybotrys (mốc đen). Stachybotrys tạo ra độc tố trong không khí và chúng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ chúng ta. Thậm chí nếu lượng độc tố đủ lớn, chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức. Các độc tố nấm có trong thực phẩm ôi thiu chứa đựng nguy cơ tiềm tàng.

Mốc có trong phô mai hỏng là mốc độc hại. Trong đó phải kể đến một loại mốc có tên là Penitrem, tạo ra chất độc thần kinh. Vì vậy, nếu bạn ăn những đồ ăn đã bắt đầu hỏng mà không để ý mốc đã lan tràn bên dưới, thì e rằng đó không phải là ý hay.

Nhưng có một lưu ý nhỏ: Trên thực tế, không có nhiều loài nấm gây hại, kể cả những loại kịch độc. Ví dụ những loại mốc tôi thu được ở nhà hầu như không gây hại. Thậm chí có rất nhiều loại mốc mà chúng ta không thể sống thiếu chúng được. Không chỉ là Penicillin, mà những loại như Tolypocladium inflatum được dùng để điều chế thuốc ức chế miễn dịch gọi là Cyclosporine.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao có loài hoa thơm và loài hoa không thơm?

Tại sao có loài hoa thơm và loài hoa không thơm?

“Nói chung, trong mỗi loài hoa đều có chứa hương thơm, nhưng không phải tất cả các loài hoa đều có hương thơm". Tại sao lại như vậy?

Đăng ngày: 28/03/2020
Ảnh chụp vi khuẩn phủ kín lưỡi người

Ảnh chụp vi khuẩn phủ kín lưỡi người

Nhờ kỹ thuật chụp ảnh huỳnh quang mới, các nhà khoa học Mỹ tìm ra cách phân bố phức tạp của các loại vi khuẩn trên lưỡi.

Đăng ngày: 27/03/2020
Những điều cần biết về virus Hanta

Những điều cần biết về virus Hanta

Virus Hanta (hay còn được gọi là vi rút Hantaan) được phát hiện đầu tiên tại sông Hantaan của Hàn Quốc vào năm 1978.

Đăng ngày: 26/03/2020
Virus hanta gây tử vong ở Trung Quốc nguy hiểm như thế nào?

Virus hanta gây tử vong ở Trung Quốc nguy hiểm như thế nào?

Một trường hợp nhiễm virus hanta đã được báo cáo ở Trung Quốc trong bối cảnh dịch diễn ra đại dịch Covid-19 đang thu hút sự quan tâm của cư dân mạng.

Đăng ngày: 26/03/2020
Phát hiện hợp chất huỳnh quang đặc biệt từ bộ giáp của bọ cạp

Phát hiện hợp chất huỳnh quang đặc biệt từ bộ giáp của bọ cạp

Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học mới đây xác định hợp chất huỳnh quang đặc biệt trong bộ giáp của bọ cạp có thể giúp bảo vệ chúng khỏi ký sinh trùng hơn là có các tác dụng đặc biệt khác.

Đăng ngày: 25/03/2020
Vì sao trên các biển tên cây trong công viên lại thường ghi chú bằng tiếng Latinh?

Vì sao trên các biển tên cây trong công viên lại thường ghi chú bằng tiếng Latinh?

Khi vào công viên chơi, chúng ta thưởng nhìn thấy trên mỗi thân cây đều có treo biển tên của cây đó. Trên biển tên, bên cạnh tên cây được viết bằng thứ tiếng của nước đó, ở bên dưới còn có một dòng chữ La tinh. Tại sao lại như vậy?

Đăng ngày: 18/03/2020
Vì sao trong nhà lại có kiến?

Vì sao trong nhà lại có kiến?

Gần như không thể đếm được chính xác có bao nhiêu con kiến trên Trái Đất này, nhưng con số ước tính là khoảng 10 tỷ tỷ con.

Đăng ngày: 17/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News