Loài sóc đất khổng lồ là cao thủ đào hầm

Có vẻ ngoài đáng yêu với bộ lông xù, loài sóc đất khổng lồ thường sống trên núi cao, với những tập tính đặc biệt.

Sóc đất khổng lồ có đến 14 loại, trong đó có loại bụng vàng ở Canada, loại Himalaya, Siberia, đuôi dài (sống tại Trung Á). Tại châu Âu, loại sóc đất khổng lồ Alpine được biết đến rộng rãi nhất.


Sóc đất dành phần lớn thời gian ở dưới lòng đất.

Tên chúng - marmot - bắt nguồn từ “murmunto” trong tiếng Đức, có gốc rễ là “mures montis” trong tiếng Latin, nghĩa là "chuột núi". Đây là loại to nhất trong họ nhà sóc, với cân nặng dao động 3-7kg. Bộ lông xù càng khiến chúng có vẻ ngoài to hơn.

Loài vật này dành phần lớn thời gian ở dưới lòng đất. Nhưng khi rời hang, chúng thường đứng bằng hai chân sau. Điều này có hai lý do: Một là để quan sát xung quanh dễ hơn, hai là để dùng chân trước nhét thức ăn vào mồm dễ dàng hơn.

Sóc đất khổng lồ đào một hệ thống đường hầm phức tạp, khiến những loài động vật khác dễ dàng bị lạc. Hầm dài nhất từng được phát hiện lên đến 113m.

Loài gặm nhấm này không chịu được cái nóng. Đối với chúng, 20 độ C sẽ có cảm giác như 36 độ C dưới ánh mặt trời, do bộ lông dày của chúng.  Khi nhiệt độ xuống dưới âm 20 độ C, chúng thường ở trong hang, tụ lại gần nhau và hạ nhiệt độ cơ thể xuống 6 độ C để tiết kiệm năng lượng. Những con nhỏ nhất được nằm ở giữa, nơi ấm nhất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Động vật rừng Việt Nam (1)

Động vật rừng Việt Nam (1)

Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

Đăng ngày: 28/04/2025
44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

Đăng ngày: 27/04/2025
10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Gaur: Loài lớn nhất và cao nhất trong số các loài gia súc hoang dã

Gaur: Loài lớn nhất và cao nhất trong số các loài gia súc hoang dã

Gaur, còn được gọi là "bò rừng Ấn Độ" hay bò tót, là loài lớn nhất và cao nhất trong số các loài gia súc hoang dã. Chúng là họ hàng gần của gia súc thuần hóa.

Đăng ngày: 27/04/2025
Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Đăng ngày: 26/04/2025
Mối họa từ trào lưu nuôi thú cưng độc, lạ

Mối họa từ trào lưu nuôi thú cưng độc, lạ

Thay vì nuôi chó, chim, gà, cá… nhiều người chọn cách săn lùng những con vật độc, lạ để nuôi như rùa, thằn lằn, thậm chí là rắn độc. Trào lưu này tiềm ẩn rất nhiều nguy hại.

Đăng ngày: 25/04/2025
Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News