Loài thằn lằn siêu dị: Giống giun mọc tay, cả đời chui lủi trong lòng đất mà không sợ đói

Bán đảo Baja California là dải đất hẹp bị tách ra khỏi lục địa Châu Mỹ cách đây khoảng 5,3 triệu năm.

Hầu hết đất đai của Baja California đều là sa mạc, được chia thành 4 khu vực chính là sa mạc San Felipe, sa mạc Bờ biển Trung tâm, sa mạc Vizcaíno và sa mạc đồng bằng Magdalena.

Cằn cỗi nhưng độc đáo

Nhìn bề ngoài, Baja California rất vắng vẻ và cằn cỗi. Phần lớn 143.390km2 diện tích của nó đều là đất cát sa mạc khô khốc, lổm ngổm gốc cây bụi cây xơ xác, cháy nắng. Họa hoằn lắm mới có chỗ nổi lên vài cụm xương rồng, điểm xuyết đôi ba chấm xanh tươi mát giữa cái nắng gắt.

Loài thằn lằn siêu dị: Giống giun mọc tay, cả đời chui lủi trong lòng đất mà không sợ đói
Phần lớn 143.390km2 diện tích của Baja California đều là đất cát sa mạc khô khốc, lổm ngổm gốc cây bụi cây xơ xác.

Và giữa sa mạc ấy có loài vật kỳ lạ với ngoại hình giống giun rắn nhưng lại... có chân. Chúng có tên Bipes biporus, hay còn gọi tắt là Bipes hoặc thằn lằn giun. 

Về cơ bản thì Bipes là một nhánh của nhà Amphisbaenia, phân loài bò sát đặc trưng bởi tứ chi bị teo biến. Trên thế giới chi có đúng 4 phân nhánh của Amphisbaenia là vẫn còn có chân. Bipes là một trong số đó. Chúng thường được phát hiện ở Baja California.

Loài thằn lằn siêu dị: Giống giun mọc tay, cả đời chui lủi trong lòng đất mà không sợ đói
Thằn lằn giun.

Mặc dù là động vật đặc hữu của Baja California, cũng không đến nỗi là loài đang trên đà tuyệt chủng, nhưng Bipes vẫn cực kỳ khó gặp. Suốt cả đời, chúng trú ẩn trong hang. Trừ khi bị ngập nước, loài sinh vật này tuyệt đối không mạo hiểm thò đầu ra ngoài. Mà sa mạc thì mấy khi lại bị lụt.

Đôi mắt vô dụng nhưng bộ vuốt thì tuyệt vời

Không như phần lớn các phân nhánh của nhà Amphisbaenia đều không chân, không mắt, Bipes có đủ cả mắt lẫn chân. Tuy nhiên, cặp mắt của chúng cũng thuộc dạng "chỉ để làm cảnh".

Mắt của Bipes nhỏ xíu, màu đen nhạt, nhìn giống như một chấm nhỏ được vẽ bằng đầu bút chì. Có lẽ cũng vì cặp mắt nhìn giống nốt ruồi hơn là con ngươi này mà nó mới được gọi là thằn lằn nốt ruồi Mexico.

Thực ra thì mắt thằn lằn giun không đến nỗi mù, nhưng cũng chẳng để làm gì. Suốt cả đời, chủ nhân của nó hết lần mò trong lòng đất tối đen lại đánh hơi tìm thức ăn bằng cái lưỡi như mọi nhà bò sát khác, nên không dùng đến mắt. Thành ra chúng có cũng như không.

Ngược lại, đôi chi trước với 10 cái vuốt sắc khỏe thì đặc biệt hữu ích. Bipes có lớp da màu hồng, được phân đoạn tương tự như giun đất. Chúng di chuyển bằng cách co rút các phân đoạn này. Ở trong lòng đất, chúng dùng cặp chân trước chắc khỏe cần mẫn bới đất đào hang. Hai chân sau, có lẽ vì không cần thiết nên đã tiêu biến từ lâu.

Loài thằn lằn siêu dị: Giống giun mọc tay, cả đời chui lủi trong lòng đất mà không sợ đói
Bipes có lớp da màu hồng, được phân đoạn tương tự như giun đất.

Bipes có cơ thể dài từ 18-24cm nhưng lại chỉ "mập" có 6-7mm. Chúng không nhất thiết phải đào hang to, nhưng bắt buộc phải làm tổ dài.

Kiếm ăn trong lòng đất: Chuyện đã dễ lại còn an toàn

Thường thì một Bipes có thể sống từ 1-2 năm. Chúng thuộc loài ăn thịt, thích xơi kiến, mối, côn trùng, ấu trùng, giun đất... nói chung là tất tần tật những loài có kích thước nhỏ hơn tóm được.

Thuận lợi là dưới lòng đất lại có tất cả những gì loài thằn lằn này cần. Trong khi các họ hàng kiếm ăn trên mặt đất của chúng phải lo trốn tránh, Bipes lại tuyệt đối an toàn. Nhờ cái hang lắt léo, phức tạp và cơ thể dài, chúng cùng lắm cũng chỉ cần "thí" một đoạn đuôi là sống sót.

Loài thằn lằn siêu dị: Giống giun mọc tay, cả đời chui lủi trong lòng đất mà không sợ đói
Bipes là loài đẻ trứng, tới mùa sinh sảncon cái sẽ đẻ từ 1-4 trứng.

Nhờ trốn dưới hang sâu nên chúng tránh được số phận làm mồi cho kẻ khác như phần đông các loài thằn lằn

Thực chất thì rất khó để cho Bipes bắt được kiến hay mối ở trên mặt đất, vì con mồi thì nhanh mà chúng lại chậm chạp. Nhưng khi ở dưới lòng đất, Bipes là "vua tốc độ". Vốn dĩ, đất cát sa mạc luôn khô, bở, không thể làm khó cặp chi trước đầy vuốt. Sử dụng đôi chân như mái chèo, thằn lằn nốt ruồi Mexico "bơi" trong đất một cách dễ dàng.

Buổi sáng, khi tiết trời còn mát mẻ, chúng "ngoi" lên gần bề mặt. Cái nắng vừa chớm gay gắt, chúng đã vội "lặn" xuống sâu. Đôi khi, chúng cũng trốn ngay dưới rễ cây hoặc khúc gỗ mục. Chỉ có điều là dù thế nào, chúng vẫn đảm bảo không phơi mình ra ngoài trời.

Vẫn còn nhiều bí ẩn

Bipes là loài đẻ trứng. Tới mùa sinh sản, thường rơi vào khoảng giữa hè, con cái sẽ đẻ từ 1-4 trứng và nở sau khoảng 2 tháng. Tất nhiên, toàn bộ quá trình đều diễn tiến trong lòng đất.

Nhưng nhà thằn lằn giun này hấp dẫn nhau như thế nào, giao phối ra sao thì các nhà nghiên cứu vẫn chưa quan sát được.

Thêm vào đó, họ cũng chưa xác định được phạm vi cư trú và như thói quen lựa chọn vị trí sinh tồn của loài này. Ngay cả việc chúng có di cư không, và có thì là vì nguyên nhân gì cũng hãy còn là một bí ẩn.

Với Bipes, ẩn mình trong lòng đất là chiến thuật sinh tồn tuyệt vời. Nhưng với các nhà nghiên cứu, việc chúng cả đời không cần ra khỏi hang là một thách thức khám phá không dễ gì khai mở.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá lạ nặng 150kg bắt được trên sông Cổ Chiên là cá đã tuyệt chủng tại Việt Nam

Cá lạ nặng 150kg bắt được trên sông Cổ Chiên là cá đã tuyệt chủng tại Việt Nam

Cá lạ 150kg mà ngư dân bắt được trên sông Cổ Chiên là cá nược Minh Hải, loài cá tưởng như đã tuyệt chủng ở Việt Nam.

Đăng ngày: 16/05/2019
Hổ săn mồi như thế nào?

Hổ săn mồi như thế nào?

Những “chú mèo” to xác này có thể hạ gục con mồi mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ đồng loại.

Đăng ngày: 16/05/2019
Úc sẽ thả xúc xích tẩm độc để giết hàng triệu con mèo hoang

Úc sẽ thả xúc xích tẩm độc để giết hàng triệu con mèo hoang

Chính quyền Úc đã đưa ra kế hoạch ném xúc xích tẩm độc xuống từ giờ tới 2020 nhằm tiêu diệt hơn 2 triệu con mèo hoang dã để bảo vệ các loài ở địa phương.

Đăng ngày: 16/05/2019
Có một loại ốc độc hơn cả thạch tín, ăn vào có thể sống thực vật cả đời

Có một loại ốc độc hơn cả thạch tín, ăn vào có thể sống thực vật cả đời

Ốc bùn răng cưa là một loại ốc bùn, tên khoa học Nassarius papilosus, có chứa độc tố tetrodotoxin, đây là loại độc tố làm tổn thương đến hệ thần kinh, nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.

Đăng ngày: 15/05/2019
Khoa học tuyên bố gấu koala chính thức

Khoa học tuyên bố gấu koala chính thức "tuyệt chủng về chức năng" nhưng điều đó có ý nghĩa gì?

Thế nào là tuyệt chủng chức năng? Tại sao gấu koala phải rơi vào tình trạng đó.

Đăng ngày: 14/05/2019
Phát hiện bất ngờ tại khu phi quân sự liên Triều

Phát hiện bất ngờ tại khu phi quân sự liên Triều

Một con gấu đen châu Á loại hiếm vừa được phát hiện ở Khu phi quân sự (DMZ) trên Bán đảo Triều Tiên, Chính phủ Hàn Quốc cho biết.

Đăng ngày: 14/05/2019
Các nhà khoa học đã tìm ra cách để ngăn loài cá hiếm nhất thế giới khỏi sự tuyệt chủng

Các nhà khoa học đã tìm ra cách để ngăn loài cá hiếm nhất thế giới khỏi sự tuyệt chủng

Những cá thể dài 1 inch mang màu xanh điện đã mắc kẹt tại hang động đá vôi bị nhấn chìm trong sa mạc Nevadan kể từ Kỷ Băng Hà. Vào năm 2013, số lượng của chúng chỉ còn 35 con.

Đăng ngày: 13/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News