Loài thú có túi chết hàng loạt sau mỗi mùa giao phối

Hệ miễn dịch của thú có túi kaluta đực suy yếu do chúng giao phối với nhiều bạn tình trong thời gian ngắn, dẫn tới hiện tượng chết hàng loạt.  

Các nhà nghiên cứu tìm ra những chi tiết mới thú vị về thói quen giao phối đặc biệt và khác thường của kaluta (Dasykaluta rosamondae), loài thú có túi nhỏ như chuột nhắt chỉ phân bố ở vùng Pilbara khô cằn phía tây bắc Australia. Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Zoology, kaluta đực chết với số lượng lớn sau một mùa giao phối.

Loài thú có túi chết hàng loạt sau mỗi mùa giao phối
Thú có túi kaluta. (Ảnh: Lochman LT).

Hoạt động giao phối khiến kaluta đực căng thẳng và kiệt sức đến mức hệ miễn dịch bị suy yếu. Điều này không quá bất ngờ bởi chúng giao phối với nhiều bạn tình trong vòng một tuần ngắn ngủi, đôi khi kéo dài 14 giờ/lần.

"Chúng tôi thường xuyên bắt được những con đực khỏe mạnh trong suốt quá trình nghiên cứu, ngoại trừ ngay sau mùa giao phối. Cùng với các nghiên cứu khác trên thực địa và trong phòng thí nghiệm, điều này chỉ ra hiện tượng chết hàng loạt kaluta đực", Genevieve Hayes, trưởng nhóm nghiên cứu ở Trường Sinh vật học thuộc Đại học Western Australia, cho biết.

Kaluta cái có thể lưu trữ tinh trùng từ nhiều bạn tình và giao phối thường xuyên với những con đực khác nhau. Chúng có thể đẻ 8 con non từ tinh trùng của ba bạn tình. "Điều đó có nghĩa kaluta đực phải giao phối rất nhiều và có chất lượng tinh trùng tốt để đánh bại tình địch. Sự hy sinh vì mục đích sinh sản này có vẻ như đòn chí mạng với chúng", Hayes nói.

Hành vi giao phối khiến con đực chết hàng loạt trong mùa đầu tiên được gọi là "male semelparity". Do tính chất khắc nghiệt, chiến lược duy trì nòi giống này rất hiếm gặp trong vương quốc động vật. Trên thực tế, các nhà khoa học biết khá ít loài giao phối kiểu này, phần lớn là động vật không có xương sống.

Kaluta thuộc họ thú có túi Dasyuridae bao gồm 61 loài. Theo các nhà nghiên cứu, chúng nằm ở nhánh khác của cây tiến hóa so với các loài cùng họ khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài chim bay cao nhất thế giới

Loài chim bay cao nhất thế giới

Cấu tạo cơ thể đặc biệt giúp ngỗng đầu sọc bay ở độ cao gần 8.000 mét để di cư qua dãy Himalaya.

Đăng ngày: 09/09/2019
Phát hiện rắn chuông 2 đầu ở Mỹ

Phát hiện rắn chuông 2 đầu ở Mỹ

Một con rắn chuông có 2 đầu hoàn chỉnh, hoạt động độc lập, đã được tìm thấy ở bang New Jersey, Mỹ. Nó được đặt tên là "Double Dave".

Đăng ngày: 07/09/2019
Hình ảnh cực ý nghĩa bên một dòng sông được tuyên bố đã chết từ 70 năm trước

Hình ảnh cực ý nghĩa bên một dòng sông được tuyên bố đã chết từ 70 năm trước

Những chấm đen trong hình có thể xem là niềm tự hào của người Anh, vì nó cho thấy nỗ lực của họ đã được đền đáp như thế nào.

Đăng ngày: 06/09/2019
Chó Corgi – Giống chó chân ngắn đẹp nhất thế giới

Chó Corgi – Giống chó chân ngắn đẹp nhất thế giới

Nổi tiếng là giống chó có chân ngắn, chó Corgi có nguồn gốc từ xứ Wales của Anh quốc với thân hình bụ bẫm, đáng yêu cùng bản tính thông minh, năng động nhưng hiền lành, dễ dạy bảo.

Đăng ngày: 06/09/2019
Sống với con người suốt 15.000 năm, não bộ những con chó đã bị chúng ta biến đổi

Sống với con người suốt 15.000 năm, não bộ những con chó đã bị chúng ta biến đổi

Nhưng con người cũng chỉ là một sinh vật đơn lẻ sống trong một thời điểm của lịch sử. Nếu chúng ta tác động lên sự sống và quá trình tiến hóa của các loài sinh vật khác, Hecht nghĩ chúng ta nên làm điều đó dưới một nhận thức trách nhiệm rõ ràng.

Đăng ngày: 05/09/2019
Ngỗng hoang đổi hướng đi để đối phó biến đổi khí hậu

Ngỗng hoang đổi hướng đi để đối phó biến đổi khí hậu

Một nghiên cứu quốc tế mới đây phát hiện loài ngỗng hoang Barnacle đang thay đổi và chọn lựa những địa điểm tìm thức ăn mới nhằm đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Đăng ngày: 05/09/2019
Chim sơn ca – Một trong tứ đại danh ca có giọng hót hay nhất

Chim sơn ca – Một trong tứ đại danh ca có giọng hót hay nhất

Chim sơn ca được mệnh danh là một trong những loài chim hót hay nhất có thân hình nhỏ, sống chủ yếu trên mặt đất.

Đăng ngày: 05/09/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News