Vì sao phi công và tiếp viên luôn đeo dây an toàn khác hành khách?

Có thể nhiều người không biết, những thành viên trong phi hành đoàn của chuyến bay sẽ sử dụng hệ thống dây an toàn khác biệt so với hành khách.

Theo đó, ghế ngồi của phi công được trang bị dây đai an toàn năm điểm chạm, trong khi tiếp viên hàng không sử dụng dây an toàn bốn điểm.

Mặc dù, về mặt lý thuyết, họ vẫn có thể đeo đai đùi hai điểm cơ bản giống như hành khác trong quá trình bay nhưng hệ thống dây an toàn nhiều điểm chạm giúp đảm bảo trong quá trình cất cánh, hạ cánh và bay qua vùng nhiễu động.

Vì sao phi công và tiếp viên luôn đeo dây an toàn khác hành khách?
Dây an toàn của tiếp viên hàng không luôn khác so với hành khách.

Ngoài ra, ghế của tiếp viên hầu như luôn quay mặt về hướng khác với phần còn lại của cabin và nhìn về phía sau máy bay. Điều này đồng nghĩa với việc, các tiếp viên sẽ cần hỗ trợ nhiều hơn trong trường hợp khẩn cấp hay gặp thời tiết xấu.

Tương tự như vậy, trong trường hợp máy bay bị nhiễu động nghiêm trọng, các phi công cần dây an toàn chắc chắn, giữ họ an toàn trên ghế để đảm bảo các hoạt động từ buồng lái vẫn có thể diễn ra.

Vì sao phi công và tiếp viên luôn đeo dây an toàn khác hành khách?
Những bộ dây này thường phức tạp khó sử dụng, tốn kém hơn dây an toàn thông thường.

Dây đai năm điểm sẽ vắt ngang qua vai, thắt lưng và giữa hai chân để ngăn chúng trượt ra khỏi chỗ ngồi.

Theo Aerosavvy.com, nếu mọi ghế hành khách đều được trang bị dây an toàn như vậy, thì máy bay chắc chắn sẽ nặng hơn rất nhiều và các chuyến bay vì thế cũng trở nên tốn kém hơn.

Vì sao phi công và tiếp viên luôn đeo dây an toàn khác hành khách?
Không hành khách nào muốn sử dụng một bộ dây an toàn quá phức tạp và không hề thoải mái khi phải bay trong nhiều giờ.

Ngoài ra, dây an toàn quá phức tạp cũng khiến nhiều hành khách gặp khó khăn trong quá trình sử dụng.

Trang web này cho biết: "Các tiếp viên hàng không hiện nay vốn đã luôn gặp khó khăn trong việc nhắc nhở hành khách sử dụng một chiếc dây an toàn cơ bản rồi".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao Hoàng thất Trung Quốc thời cổ đại ít khi có sinh đôi?

Tại sao Hoàng thất Trung Quốc thời cổ đại ít khi có sinh đôi?

Sinh con vốn là một việc cực kỳ nguy hiểm, trong thời cổ đại lại càng nguy hiểm hơn, chẳng khác nào bước vào quỷ môn quan. Việc sinh đôi đương nhiên là càng tăng mức độ nguy hiểm, tử vong là rất cao.

Đăng ngày: 20/10/2022
Vì sao thời tiết lạnh khiến điện thoại tụt pin nhanh hơn?

Vì sao thời tiết lạnh khiến điện thoại tụt pin nhanh hơn?

Thời tiết lạnh giá có thể tác động xấu đến pin điện thoại của bạn.

Đăng ngày: 20/10/2022
Vì sao những ngôi chùa thiêng thường được dựng trên núi?

Vì sao những ngôi chùa thiêng thường được dựng trên núi?

Không phải ngẫu nhiên mà từ ngàn xưa, những ngọn núi cao và linh thiêng luôn được các bậc cao tăng lựa chọn để làm nơi xây dựng chùa chiền.

Đăng ngày: 20/10/2022
Vì sao cá chình có thể ăn mồi to hơn cơ thể?

Vì sao cá chình có thể ăn mồi to hơn cơ thể?

Cá chình bồ nông có chiếc miệng dài bằng 1/4 cơ thể, có thể há rộng 90 độ để nuốt hàng loạt con mồi dưới biển sâu.

Đăng ngày: 19/10/2022
Vì sao 1 năng lực từ giun dẹp có thể cứu sống 2 triệu người mỗi năm?

Vì sao 1 năng lực từ giun dẹp có thể cứu sống 2 triệu người mỗi năm?

Giun dẹp là các động vật không xương sống đối xứng hai bên và cơ thể dẹp. Các đại diện dễ thấy nhất là sán lông, sán lá và sán dây.

Đăng ngày: 18/10/2022
Giới hạn Hayflick: Tại sao con người chỉ có thể sống tới 125 năm?

Giới hạn Hayflick: Tại sao con người chỉ có thể sống tới 125 năm?

Giới hạn Hayflick là một lý thuyết y sinh chứng minh tại sao cơ thể con người không thể sống lâu quá 125 tuổi.

Đăng ngày: 18/10/2022
Tại sao các nhà khoa học lại đeo kính bảo hộ cho chim để nghiên cứu về khả năng bay?

Tại sao các nhà khoa học lại đeo kính bảo hộ cho chim để nghiên cứu về khả năng bay?

Không có loài chim nào có kính bảo hộ trong tự nhiên, chúng không cần thiết bị bổ sung đó để bảo vệ khỏi gió và cát khi bay, bởi vì mắt của chúng có một cơ quan gọi là màng nictitating - " mí mắt thứ ba".

Đăng ngày: 17/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News