Loài tôm biết "bắn chưởng" như... Songoku

Loài tôm này có lẽ là sinh vật duy nhất trên đời biết dùng "nội công" để săn mồi.

Mỗi loài động vật có một cách săn mồi khác nhau. Sư tử sử dụng răng nanh và móng vuốt, nhện thích chăng những sợi tơ khổng lồ, rắn lại dùng nọc độc để hạ gục và nuốt chửng con mồi...

Tuy nhiên, có thể khẳng định không một loài nào có được phương pháp độc đáo như loài tôm dưới đây: sử dụng "nội công" để tiêu diệt kẻ thù. Đó chính là loài tôm súng lục.

Nhận diện loài tôm súng lục

Tôm súng lục (còn được gọi với cái tên khác là Tôm gõ mõ) có tên khoa học là Alpheidae. Chúng có kích thước không quá lớn - dài khoảng 3 - 5cm.

Trông Alpheidae không khác gì các loài tôm bình thường, ngoại trừ một đặc điểm cực nổi bật - đó là đôi càng "chiếc to chiếc bé".

Loài tôm biết bắn chưởng như... Songoku

Chiếc càng to lớn hơn càng bé rất nhiều lần và không có dạng kìm nhọn ở đầu càng như bình thường. Thay vào đó, đầu càng khá tù và được chia làm 2 bộ phận: một nửa càng dưới cố định, còn nửa trên có thể di động, tạo thành một góc vuông với nửa dưới.

Nhìn cấu tạo có phần "mỏng manh" nhưng chính cấu tạo như vậy đã giúp loài tôm này hình thành nên một vũ khí vô cùng đặc biệt: một khẩu súng âm thanh chết người.

Khám phá súng âm thanh lợi hại của tôm súng lục

Cơ chế hoạt động của khẩu súng âm thanh này dựa vào chiếc càng bự "tổ chảng" của tôm súng lục. Như đã nêu, chiếc càng lớn của tôm được cấu tạo bởi 2 phần, trong đó có một phần có thể cử động.

Loài tôm biết bắn chưởng như... Songoku

Khi cơ càng giãn ra, phần càng cử động chuyển về vị trí cũ với tốc độ rất nhanh, đập mạnh vào phần càng cố định và tạo ra một làn sóng bong bóng nước cực mạnh.

Làn sóng này có khả năng hạ "nốc ao" cá bé, làm choáng váng cá lớn và thậm chí phá những chiếc bình thủy tinh nhỏ.

Đây chính là thứ vũ khí tuyệt vời mà ông trời ban cho tôm súng lục. Với làn sóng bóng nước cực mạnh, tôm súng lục có thể sử dụng vũ khí của mình để săn mồi hay cũng có thể tự vệ.

Theo các ước tính, khi 2 cạnh của chiếc càng lớn đập vào nhau, nó có thể tạo ra những bong bóng khí với áp suất lên tới 80 kPa (kilopascal – đơn vị đo áp suất) tại khoảng cách 4 cm so với càng.

Loài tôm biết bắn chưởng như... Songoku

Những bong bóng nước được tạo ra có thể di chuyển với tốc độ 97 km/h và giải phóng một âm thanh với cường độ lên tới 218 decibel tùy thuộc và kích cỡ của chiếc càng.

Tốc độ để tôm súng lục thực hiện cú kẹp càng như vậy chỉ trong vỏn vẹn 1/100 giây. Chưa hết, các bong bóng khí khi vỡ ra cũng cho nhiệt độ lên tới 4.700 độ C - một thứ vũ khí quá kinh khủng.

Tôm súng lục còn dùng chiếc càng của mình để giao tiếp. Cách tôm súng lục nói chuyện với nhau cũng tương tự cá heo hay cá voi khi chúng sử dụng sóng âm thanh.

Sóng âm thanh này thậm chí có thể làm nhiễu những chiếc radar dưới biển. Nhận ra đặc điểm này, vào giai đoạn 1944 – 1945 quân đội Mỹ đã sử dụng tôm súng lục như một công cụ để "quấy rối" hải quân Nhật Bản.

Một đặc điểm thú vị nữa của tôm súng lục đó là việc nếu chúng bị mất đi chiếc càng lớn, chiếc càng nhỏ còn lại sẽ tự động phát triển to ra và trở thành khẩu súng mới cho tôm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển mang đủ hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người cho rằng chúng chính là bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh đang hiện diện trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/05/2019
Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Theo Fox News, một nhóm các ngư dân ở thành phố Everglades, bang Florida, Mỹ, có cơ hội chứng kiến con mú tặng 2 tạ ăn thịt cá mập trong chớp nhoáng.

Đăng ngày: 20/07/2018
Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Các vùng biển nhiệt đới từ lâu đã nổi tiếng với cảnh quan đẹp tuyệt vời với bãi cát trắng sáng và làn nước biển trong lành mát rượi.

Đăng ngày: 20/07/2018
Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Một người lướt sóng đã phải cảnh báo về sự hiện diện của cá mập, khuyên những người khác không nên xuống nước.

Đăng ngày: 18/07/2018
Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Ước tính hàng năm, trong mỗi đợt di cư sẽ có khoảng 70 ngàn con cá voi chết đi. Nhưng sau đó, thịt, mỡ và xương của chúng chính là nguồn sống cho nhiều loài sinh vật khác.

Đăng ngày: 17/07/2018
Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Vũ Long - người thành lập Mạng lưới thú biển Việt Nam, chia sẻ 6 bước cần thiết để sơ cấp cứu cá heo một cách khoa học, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và con vật.

Đăng ngày: 17/07/2018
Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Tàu Okeanos Explorer của NOAA (cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ) vừa kết thúc nhiệm vụ thám hiểm những khu vực biển ít được nghiên cứu tại khu vực Đông Nam nước Mỹ.

Đăng ngày: 16/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News