Loài tôm Nam Cực bị ăn mất 300 triệu tấn mỗi năm vẫn không tiệt chủng

Tính đến hiện tại, tôm Nam Cực “tự tin” đảm bảo rằng chúng không bị ăn hết.

Tôm Nam Cực, hay còn gọi là giáp xác Nam Cực (Antarctic Krill) được xem là "kho lương thực của thế giới trong tương lai", ước tính đại dương có khoảng 30 nghìn tỷ con và khoảng 50 đến 150 triệu tấn. Mặc dù hằng năm có hơn 300 triệu tấn tôm Nam Cực bị bắt mỗi năm, số lượng loài giáp xác này vẫn cực kỳ phong phú để duy trì quần thể đa dạng sinh học trong tự nhiên.

Khu vực hoạt động của loài giáp xác nhỏ bé này tập trung ở vùng biển thông thoáng gần Nam Cực, là một loài tôm biển có kích thước rất nhỏ, chiều dài của nó không quá 6cm, nặng khoảng 2 gram, chưa dài bằng một viên phấn viết bảng, và có tuổi thọ khoảng 5 đến 6 năm. Song chúng lại phân bố trong các đại dương trên toàn thế giới. Tổng cộng có hơn 80 loài giáp xác Nam Cực, kích thước cơ thể và hình dáng hơi khác nhau, điểm chung là số lượng cực kỳ lớn.

Loài tôm Nam Cực bị ăn mất 300 triệu tấn mỗi năm vẫn không tiệt chủng
Ước tính đại dương có khoảng 30 nghìn tỷ con tôm Nam Cực.

Chẳng mấy ai ngờ rằng loài sinh vật bé nhỏ này lại là một mắt xích cực kỳ quan trọng trong việc nuôi dưỡng hệ sinh thái khổng lồ của đại dương. Chúng là một trong những nguồn cung cấp protein lớn nhất trên thế giới.

Những loài động vật lớn nhất trên Địa Cầu như cá voi xanh, cá voi vây... xem tôm Nam Cực là nguồn thức ăn chính. Một con cá voi xanh mỗi ngày có thể ăn vài tấn giáp xác, đổi thành số lượng ước chừng hàng triệu con tôm. Ngoài cá voi khổng lồ, hải cẩu, chim cánh cụt, các loài cá và mực ở vùng biển Nam Cực cũng ăn tôm Nam Cực và có thể tiêu thụ hơn 250 triệu tấn mỗi năm. Ngoài động vật, con người cũng đánh bắt 50 triệu tấn tôm Nam Cực mỗi năm. Do đó, gần 300 triệu tấn giáp xác Nam Cực biến mất mỗi năm.

Mặc dù tôm Nam Cực là thức ăn của nhiều sinh vật sống, nhưng chúng vẫn là một trong những loài có số lượng cá thể đông nhất trong đại dương. Nguyên nhân chủ yếu là vì khả năng sinh sản của chúng quá mạnh.

Mỗi cá thể tôm Nam Cực cái có thể đẻ từ 6.000 đến 10.000 quả trứng cùng một lúc và có thể đẻ nhiều lứa trứng trong một mùa sinh sản. Số lượng trứng mà cả một bầy tôm cộng lại trong mùa sinh sản là con số khổng lồ gần như không thể đếm xuể. Loài tôm Nam Cực bước vào chu kỳ trưởng thành ngắn, 24 tháng sau khi sinh đạt được sự trưởng thành đủ để sinh sản.

Loài tôm Nam Cực bị ăn mất 300 triệu tấn mỗi năm vẫn không tiệt chủng
Thức ăn của loài tôm Nam Cực là thực vật phù du trong đại dương.

Ngoài khả năng sinh sản cực mạnh, thức ăn của loài tôm Nam Cực là thực vật phù du trong đại dương. Thực vật phù du là điểm khởi đầu cho chuỗi thức ăn của sinh vật biển. Nhờ có quá trình quang hợp, chúng có thể lấy cacbon từ khí cacbonic. Do đó, thực vật phù du vô cùng dồi dào trong tầng nước có ánh sáng trên mặt biển, vì vậy tôm Nam Cực cũng hoạt động chủ yếu gần mặt biển.

Tôm Nam Cực đẻ trứng, do thiếu chất bám dính trong nước biển nên trứng sẽ trôi nổi trong làn nước, nở tự nhiên dựa vào các chất dinh dưỡng trong trứng. Trứng trôi vô định và dần chìm xuống độ sâu hàng trăm nghìn mét trong đại dương. Nơi đây thiếu ánh sáng, nhiệt độ nước cũng tương đối thấp, sinh vật tương đối thưa thớt. Lúc này, trứng tôm nở và có thể tránh được nhiều thiên địch trong tự nhiên.

Tỷ lệ sống tương đối cao, cộng với đặc tính hoạt động ban đêm, tôm Nam Cực trong giai đoạn này có thể sống sót khỏe mạnh. Tiếp theo chúng bắt đầu hợp thành quần thể cực đại di chuyển gần mặt biển để ăn thực vật phù du. Tại đây, chúng lại trở thành thức ăn của thiên địch (cá voi…) và cứ thế vòng tuần hoàn tiếp tục vận hành.

Loài tôm Nam Cực bị ăn mất 300 triệu tấn mỗi năm vẫn không tiệt chủng
Một số lượng lớn loài tôm Nam Cực nuôi dưỡng nhiều loài khác.

Nhờ khả năng sinh sản mạnh mẽ cùng với thực phẩm đầy đủ, tính cho đến hiện tại, tôm Nam Cực "tự tin" đảm bảo rằng chúng không bị ăn hết.

Trên thực tế, hệ sinh thái của Trái đất là một sự cân bằng tuyệt vời, một số lượng lớn loài tôm Nam Cực nuôi dưỡng vô vàn loài cá, chim và động vật có vú sống dưới biển. Nếu không có "những kẻ chuyên săn mồi" này, loài giáp xác này sẽ sinh sôi phát triển không có điểm dừng, từ đó ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ sinh thái biển.

Hiện tại, do hoạt động đánh bắt của con người cùng với sự biến đổi khí hậu, số lượng cá voi đã giảm đi rất nhiều, điều này khiến cho số lượng tôm Nam Cực vẫn còn rất lớn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện kỳ thú về các sát thủ đại dương: Bơi mỏi rồi, cá mập chuyển sang

Phát hiện kỳ thú về các sát thủ đại dương: Bơi mỏi rồi, cá mập chuyển sang "đi bộ" dưới đáy biển

Loài cá mập miệng bản lề có khả năng uốn cong vây để “đi bộ" và tìm kiếm thức ăn dưới đáy biển.

Đăng ngày: 09/12/2022
Cận cảnh 5 loài động vật kỳ lạ nhất được tìm thấy ở Nam Cực

Cận cảnh 5 loài động vật kỳ lạ nhất được tìm thấy ở Nam Cực

Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Đăng ngày: 09/12/2022
Các nhà nghiên cứu phát hiện nghĩa địa cá mập dưới đáy Ấn Độ Dương

Các nhà nghiên cứu phát hiện nghĩa địa cá mập dưới đáy Ấn Độ Dương

Các nhà khoa học trên tàu nghiên cứu RV Investigator phát hiện số lượng lớn hóa thạch của cá mập dưới đáy biển thông qua sử dụng lưới vét.

Đăng ngày: 08/12/2022
Cá đuối thể hiện kỹ năng chơi bóng tuyệt đỉnh

Cá đuối thể hiện kỹ năng chơi bóng tuyệt đỉnh

Đoạn video vui cho thấy cá đuối yêu bóng đá thể hiện kỹ năng chơi bóng trong thủy cung ở London, Anh.

Đăng ngày: 07/12/2022
Những sinh vật sống được ở nơi có áp suất tương đương với 48 máy bay phản lực

Những sinh vật sống được ở nơi có áp suất tương đương với 48 máy bay phản lực

Dù sống trong điều kiện môi trường khắc nghiệt như rãnh đại dương sâu nhất, nhưng những sinh vật này vẫn phát triển tốt.

Đăng ngày: 07/12/2022
Cá mập cực hiếm đấu tay đôi giành bạn tình trong vùng nước tối

Cá mập cực hiếm đấu tay đôi giành bạn tình trong vùng nước tối

Cặp đôi cá mập xuất hiện ở ngoài khơi bờ biển New England trong cuộc chạm trán hiếm thấy để giành bạn tình.

Đăng ngày: 06/12/2022
Phát hiện sinh vật dài nhất hành tinh ở ngoài khơi Tây Australia

Phát hiện sinh vật dài nhất hành tinh ở ngoài khơi Tây Australia

Một nhóm nghiên cứu vô tình tìm thấy loài siphonophore khổng lồ dưới độ sâu 600m, trong hình thái xoắn ốc, chìa ra những xúc tu đáng sợ để kiếm ăn, Guardian công bố ngày 30/11.

Đăng ngày: 02/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News