Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.
Ở nước ta, con sam biển có nhiều ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hóa, Bình Thuận,... Hai loài sam phổ biến nhất ở bờ biển Việt Nam là Tachypleus tridentatus và Carcinos corpius rotundicauda.
Sam biển sống thành từng cặp cho đến hết đời.
Sam biển là loài vật có có 6 đôi chân và 4 mắt, trong đó có hai mắt lồi ra ở bên thân thể và hai mắt còn lại ở trên đầu nằm sát vào nhau. Con sam phân bố ở các vùng ven biển, chủ yếu là các dải cát tại khu vực có thủy triều cao. Sam biển sống thành từng cặp cho đến hết đời.
Mỗi cặp sam đẻ nhiều trứng từ tháng 4 đến tháng 7, tháng 8 và sau khi đẻ trứng, con sam cái sẽ bò đi nơi khác.
Sam biển không gây ngộ độc nhưng nhiều người thường bị nhầm lẫn con sam biển với con so biển - một trong những loài có độc tố tự nhiên có thể gây ngộ độc cho con người.
Con sam có rất nhiều công dụng trong y học, nó được dùng trong một số bài thuốc chữa bệnh suyễn, mụn nhọt, chữa bỏng, chữa ho, chữa rong huyết khi có thai. Đặc biệt, máu sam còn có tác dụng vô hiệu hóa vi khuẩn độc hại. Ngành y tế đã sử dụng máu sam để kiểm tra các loại thuốc chích, vaccine hay dụng cụ y tế xem chúng có bị nhiễm vi khuẩn gram âm nguy hiểm hay không.
Máu sam biển có rất nhiều công dụng trong y học.
Từ thịt sam biển, người ta có thể chế biến ra được rất nhiều món ăn khác nhau như gỏi sam, chân sam xào chua ngọt, sam xào xả ớt, trứng sam chiên giòn, sam hấp, sụn sam nướng,.. Hiện nay sam biển vẫn chưa nuôi trồng được mà chỉ sống trong tự nhiên. Khi đánh bắt lên bờ, sam biển cũng chỉ sống được không quá ba ngày.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?
Loài cá vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng
Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.
