Loài vật này ăn cay gấp vạn lần con người, nhưng bí quyết của nó thật... không công bằng!

Nó ăn ớt như... ăn rau mà lại chẳng cảm nhận được vị cay “hít hà” gì hết!

Trên đời, ngoài con người thì chỉ còn 1 loài động vật có vú nữa có "sở thích" ăn cay. Đó là con "Chinese tree shrew", tạm dịch "chuột chù cây Trung Quốc".

Tuy vậy, nó không thuộc bộ gặm nhấm mà thuộc bộ nhiều răng - scandentia. Đây là một bộ nhỏ gồm khoảng 20 loài động vật có vú, sống tại các khu rừng nhiệt đới ở Trung Quốc và Đông Nam Á.


Chuột chù cây Trung Quốc.

Thực ra, từ lâu khoa học đã phát hiện loài chuột chù cây có họ hàng gần với loài linh trưởng, và rất thích tìm thức ăn cay trong môi trường tự nhiên. Nhưng nguyên nhân vì sao thì cuộc nghiên cứu gần đây của Học viện Khoa học Trung Quốc mới hé lộ.

Các nhà khoa học ở đây đã bắt 5 con chuột chù cây và 6 con chuột nhắt từ môi trường hoang dã. Sau đó cho chúng ăn tiêu lá gai (Piper boehmeriaefolium) - một loại cây giàu chất capsaicin cũng được tìm thấy trên ớt.

Kết quả, chuột nhắt liên tục liếm vào những bộ phận tiếp xúc với capsaicin của tiêu lá gai, còn chuột chù cây thì "tỉnh bơ".

Kế đến, dựa vào quan sát não chuột chù cây dưới kính hiển vi, các nhà nghiên cứu phát hiện loài này đã đột biến gene ở TRPV1.

Đây là một thụ thể gắn với kênh ion, nằm ở lưỡi và cổ họng của động vật có vú.

Bộ phận này sẽ cảm nhận cơn đau, tê (khi ăn cay chẳng hạn) rồi báo về cho não, tạo nên sự cảnh giác đối với nguồn thức ăn.


Chuột chù cây có thể ăn tiêu, ớt,... bao nhiêu tùy thích, vượt xa con người.

Tuy vậy, do đột biến TRPV1 mà loài chuột chù Trung Quốc không còn cảm giác tê, đau khi ăn cay nữa.

Và dĩ nhiên chúng có thể ăn tiêu, ớt,... bao nhiêu tùy thích, vượt xa con người chúng ta.

Mà trong tự nhiên còn có nhiều thực vật khác chứa hóa chất gây nhói buốt khi ăn vào, nhằm để không bị các con vật đến "xơi tái".

Tuy vậy, trong trường hợp chuột chù Trung Quốc, chúng đã phát triển khả năng ăn cay "siêu cấp" để dễ dàng tìm kiếm nguồn thức ăn hơn. Quả là "vỏ quýt dày có móng tay nhọn" đúng không?

Ngoài ra, ta có thể khẳng định: biết thưởng thức vị cay chỉ có ở con người mà thôi. Đồ ăn cay luôn tê tái nhưng cũng... rất sảng khoái, thích hợp cho một ngày mưa lạnh lẽo quá đi chứ!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 23/03/2025
Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News