Loài vật thọ 10.000 năm, dù "tra tấn" thế nào cũng vẫn sống trơ trơ

Bất chấp kích thước vô cùng nhỏ bé, sinh vật này có đủ sức đánh bật tất cả các đối thủ khác trên trái đất để nhận danh hiệu loài vật sống dai nhất quả đất.

Loài vật sống dai đến khó tin

Tôm Artemia hay còn gọi là khỉ biển là loài sinh vật sống rất dai, tuổi thọ của chúng có thể kéo dài tới hơn 10.000 năm.

Trong khi nạo vét Hồ Muối Lớn ở Utah, Mỹ, người ta đã tìm thấy một khối nang trứng của loài tôm này bên dưới lớp muối ở đáy hồ. Khối nang trứng này vẫn chưa được nở.

Sau khi mang về nghiên cứu, chụp quét bằng tia carbon phóng xạ, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nó có tuổi đời lên tới hơn 10.000 năm. Loài tôm này chuyên sống ở những vùng nước mặn.

Loài vật thọ 10.000 năm, dù tra tấn thế nào cũng vẫn sống trơ trơ
Loài tôm này chuyên sống ở những vùng nước mặn.

Gọi là tôm Artemia nhưng loài vật nay không hẳn là tôm, nhưng chúng là động vật giáp xác. Kích thước của một con tôm Artemia chỉ khoảng 15mm. Môi trường sống ưa thích của chúng là ở trong các vũng nước hay hồ nước mặn.

Những ghi nhận đầu tiên về sự tồn tại của loài vật này là vào năm 982 tại hồ Urmia – hồ nước mặn ở Tây Bắc Iran. Nhưng phải tới tận năm 1757 người ta mới chính thức công bố những hình vẽ và tài liệu về loài tôm này.

Thức ăn chủ yếu của tôm Artemia là tảo biển và các sinh vật phù du. Điều thú vị là những con tôm cái không cần sự giúp đỡ từ tôm đực mà vẫn có thể sinh sản bình thường.

Dù "tra tấn" thế nào cũng vẫn sống trơ trơ

Tôm Artemia là bậc thầy về khả năng sinh tồn, dù điều kiện khắc nghiệt bao nhiêu chúng cũng tồn tại được.

Trong nước biển, nồng độ muối thường chỉ chiếm 3,5% nhưng loài tôm này có thể sống được ở những vũng nước có nồng độ muối lên tới 50%. Ngoài ra, dù có thực hiện những biện pháp "tra tấn" khắc nghiệt như thế nào thì chũng cũng vẫn sống trơ trơ.

Loài vật thọ 10.000 năm, dù tra tấn thế nào cũng vẫn sống trơ trơ
Loài tôm Artemia khi bị chiếu trực tiếp bằng ánh sáng cực tím hay bị đun sôi ở 105 độ C hay ở nhiệt độ gần bằng 0 mà vẫn sống.

Ví dụ như mang chúng đi sấy khô, hơ trên lửa, nhúng ngập trong rượu, trong môi trường chân không và chịu áp suất ở độ sâu 6.000 mét dưới đáy biển hay thậm chí đưa ra ngoài vũ trụ, chúng vẫn sống như thường.

Chưa hết, loài tôm Artemia khi bị chiếu trực tiếp bằng ánh sáng cực tím hay bị đun sôi ở 105 độ C hay ở nhiệt độ gần bằng 0, chúng vẫn tồn tại. Nếu những sinh vật bình thường rơi vào những thử nghiệm như trên, chắc chắn chúng sẽ không có cơ hội sống sót.

Người ta còn thí nghiệm đưa tôm Artemia vào thuốc sâu hoặc nhúng vào dung dịch pH với độ cao acid đến mức làm rã thịt người nhưng chúng vẫn tồn tại.

Bí quyết trường thọ của tôm Artemia

Bí quyết của loài "khỉ biển" chính là chúng có thể tồn tại với rất ít nước trong cơ thể. Đối với một cơ thể bình thường, nước đóng vai trò cực quan trọng, chúng duy trì và điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp nuôi dưỡng các tế bào và các bộ phận quan trọng như các phân tử protein, đường và nhiễm sắc thể.

Khi con người chỉ còn 15% nước trong cơ thể, chúng ta vẫn có thể trụ được nhưng đối với động vật thì chúng chỉ tồn tại được khi có ít nhất 50% nước trong cơ thể.

Loài vật thọ 10.000 năm, dù tra tấn thế nào cũng vẫn sống trơ trơ
Tôm Artemia đã trải qua quá trình dài để có thể có khả năng sinh tồn tuyệt vời như ngày nay.

Nhưng đối với loài tôm nhỏ bé Artemia, cho dù lượng nước chỉ còn 3% thì đó cũng không phải là vấn đề ảnh hưởng đến khả năng sinh tồn. Bởi khi mất nước, chúng sẽ lập tức biến tế bào thành những khối đường rắn để đảm bảo tế bào không bị biến dạng và phá vỡ.

Những khối đường này có thành phần chủ yếu là trihaloza, một loại đường đặc biệt có trong nhiều loài nấm, cỏ giúp chúng sống sót qua những mùa đông lạnh giá.

Ngoài ra, tôm Artemia còn tự "làm khô" được cơ thể giúp tránh khỏi những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe do lượng nước bên trong, đồng thời chúng có khả năng tự hồi phục những cấu trúc protein bị hỏng.

Về mặt tiến hóa, tôm Artemia đã trải qua quá trình dài để có thể có khả năng sinh tồn tuyệt vời như ngày nay. Chúng đã đạt tới giới hạn chịu đựng rất phi thường mà không có một kẻ thù nào có thể đụng tới chúng.

Khả năng tự làm khô, biến tế bào thành khối đường rắn hay tồn tại trong môi trường thiếu nước khắc nghiệt đã khiến tôm Artemia có thể sống cả vạn năm, một con số đáng nể.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Một trong những loài vật bí ẩn nhất rừng Amazon lần đầu tiên được

Một trong những loài vật bí ẩn nhất rừng Amazon lần đầu tiên được "lên ảnh"

Các nhà sinh vật học mới đây đã chụp được ảnh về một loài khỉ cực hiếm và siêu bí ẩn tại rừng Amazon.

Đăng ngày: 28/08/2017
Biến đổi khí hậu khiến gấu xám chê cá hồi, chuyển sang ăn quả

Biến đổi khí hậu khiến gấu xám chê cá hồi, chuyển sang ăn quả

Những con gấu xám Bắc Mỹ bỏ món cá hồi bên suối để leo lên đồi ăn trái cây cơm cháy chín sớm hơn thường lệ.

Đăng ngày: 27/08/2017
Phóng tơ 1 lần dài đến 25m, siêu nhện là có thật?

Phóng tơ 1 lần dài đến 25m, siêu nhện là có thật?

Bạn có tin nhện có thể giăng dải tơ dài 25m, như chiếc cầu bắc qua sông không? – Loài nhện trông xù xì này làm được như vậy.

Đăng ngày: 27/08/2017
Hóa ra loài rắn trong bản hit của Taylor Swift

Hóa ra loài rắn trong bản hit của Taylor Swift "không hề tầm thường" chút nào

Vừa mới đây thôi, Taylor Swift đã bất ngờ trở lại với nhạc phẩm

Đăng ngày: 26/08/2017
Loài rắn độc đến mức 10 triệu năm không cần tiến hóa

Loài rắn độc đến mức 10 triệu năm không cần tiến hóa

Trong thế giới tự nhiên, kẻ đi săn và con mồi sẽ tham gia vào một cuộc

Đăng ngày: 26/08/2017
Tìm thấy con cáo đen được xếp vào hạng hiếm có khó tìm trên thế giới

Tìm thấy con cáo đen được xếp vào hạng hiếm có khó tìm trên thế giới

Anh Sam Houghton - một tài xế xe tải ở thị trấn Sale, nước Anh đã bị sốc khi có một con cáo đen đã cố nhảy vào xe tải và chiếm một chỗ ngồi bên cạnh anh.

Đăng ngày: 25/08/2017
Vì sao móng guốc ngựa chỉ có một ngón?

Vì sao móng guốc ngựa chỉ có một ngón?

Trong suốt nhiều năm, câu hỏi vì sao và như thế nào mà móng guốc ngựa phát triển như hiện tại luôn là đề tài gây tranh cãi giữa nhiều nhà khoa học.

Đăng ngày: 24/08/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News