Loại virus lây qua muỗi có thể gây tổn thương thần kinh

Virus La Crosse đang có xu hướng lây lan nhanh và trở nên phổ biến tại Mỹ trong thời gian gần đây.

Tại gia đình Laudick ở Greensburg, Indiana (Mỹ), cuộc sống của các thành viên đã mãi mãi thay đổi vào ngày 5/8/2013 khi Leah Laudick (4 tuổi) nói với mẹ, bà Shelly, rằng bé bỗng cảm thấy những cơn đau đầu rất mạnh.

Hai ngày sau, Leah nhập viện tại địa phương với tình trạng đau đầu ngày càng nặng và số lượng bạch cầu tăng nhẹ. Bé ngủ li bì gần như cả ngày và bắt đầu không còn phản ứng với tác động từ bên ngoài vào ngày 9/8/2013.

Cùng ngày, bệnh nhi nhanh chóng được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Peyton Manning, Indianapolis (Mỹ). Tại đây, Leah xuất hiện cơn động kinh đầu tiên.

Lúc này, các bác sĩ chưa thể xác định được tình trạng bệnh của Leah. Các xét nghiệm với viêm màng não, sốt phát ban hay herpes đều cho kết quả âm tính.

Một ngày sau (ngày 10/8/2013), hoạt động não của Leah ngừng lại. Tối hôm đó, bé qua đời trong sự tiếc thương của gia đình.

Phải đến vài tháng sau, gia đình Laudicks mới nhận được thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (US CDC) về một căn bệnh được gọi là La Crosse. Bệnh xuất hiện sau khi bệnh nhân bị muỗi đốt. Đây cũng là nguyên nhân đã gây ra cái chết của Leah.

Bệnh La Crosse là gì?

Bệnh La Crosse là loại virus lây truyền qua muỗi phổ biến thứ hai trên toàn quốc.

Theo US CDC, virus West Nile chiếm hơn 90% các ca nhiễm virus hàng năm do muỗi hoặc ve đốt. Xếp thứ 2 chính là virus La Crosse với khoảng 2% số ca nhiễm virus do muỗi hoặc bọ ve mỗi năm (tương đương 50-150 trường hợp/ năm). Cả trẻ em và người lớn đều có thể nhiễm virus La Crosse.

Loại virus lây qua muỗi có thể gây tổn thương thần kinh
Virus La Crosse được lây lan qua muỗi đốt có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương. (Ảnh minh họa: ekamelev).

La Crosse lần đầu tiên được xác định ở Mỹ vào năm 1960. Trong lịch sử, hầu hết trường hợp nhiễm virus này đều được phát hiện ở các bang thuộc Thượng Trung Tây và Trung Đại Tây Dương. Leah là trường hợp duy nhất được báo cáo ở Indiana vào năm 2013.

Phần lớn ca bệnh hiện nay xuất hiện ở miền Nam Appalachia, trải dài từ Bắc Alabama, Georgia, qua vùng Đông Tennessee và Tây Bắc Carolina tới khu vực Kentucky, Virginia và Tây Virginia.

Vị trí xuất hiện các ca mắc vẫn chưa được giải thích. Tuy nhiên, rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra xoay quanh khí hậu, sử dụng đất và các loài muỗi xâm nhập.

Khó chẩn đoán La Crosse

Virus La Crosse được mang và lây truyền chủ yếu bởi muỗi hốc cây Aedes triseriatus, một loài muỗi địa phương được tìm thấy trên hầu hết miền Đông nước Mỹ. Môi trường sống ưa thích của loài muỗi này là những nơi có hốc cây để muỗi cái đẻ trứng như rừng gỗ cứng.

Tuy nhiên, virus cũng có thể lây truyền thông qua 2 loài muỗi ngoại lai và xâm nhập là muỗi hổ Aedes albopictus và muỗi bụi Aedes japonicus.

Muỗi hổ và muỗi bụi đang lan rộng khắp nước Mỹ để đối phó với những thay đổi khí hậu. Chúng cũng được di chuyển và lây lan từ các thùng chứa nước.

Nhóm các nhà nghiên cứu đã tìm thấy chúng ở trong cùng môi trường sống với muỗi hốc cây, những nơi có nhiều cây gỗ cứng như công viên, nghĩa trang và sân sau của các khu dân cư. Họ cũng tìm thấy những con muỗi này xuất hiện gần các trường hợp mắc bệnh La Crosse được ghi nhận.

Cả 3 loài muỗi trên đều phát triển trong cùng một nguồn nước và có nguồn thức ăn từ các loài động vật có vú, bao gồm con người.

Chẩn đoán bệnh La Crosse khá khó khăn do bệnh lý này rất dễ nhầm lẫn khi các triệu chứng khá giống với cúm. Cách duy nhất để xác định bệnh La Crosse là gửi mẫu máu và dịch não tủy đến cơ quan y tế để xét nghiệm.

Một vấn đề của bệnh lý này là các bệnh nhân nhiễm La Crosse thường tập trung trong các cộng đồng dân cư đông đúc trong nhiều năm.

Ví dụ, trong số 115 trường hợp được báo cáo ở Tennessee kể từ năm 2011 đến nay, hầu hết trường hợp xuất hiện ở một số quận nhỏ thuộc bang. Vì vậy, khi một số trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh, các bác sĩ và lãnh đạo địa phương có thể biết virus đang tồn tại trong khu vực họ sinh sống.

Các triệu chứng của La Crosse

Các trường hợp mắc La Crosse thường bắt đầu xuất hiện triệu chứng cơn sốt, mệt mỏi, nôn và đau đầu. Tình trạng này kéo dài trong gần 2 tuần. Hầu hết người bị nhiễm virus đều có thể hồi phục hoàn toàn.

Tuy nhiên, giống như bệnh West Nile, La Crosse là bệnh có khả năng xâm lấn thần kinh, đồng nghĩa nó có thể xâm nhập và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

Nghiên cứu cho thấy tuổi tác, hệ miễn dịch và chủng virus là những yếu tố quan trọng trong diễn biến bệnh La Crosse. Mặt khác, việc chậm trễ nhập viện, cấp cứu cũng ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Những người dễ mắc bệnh nhất là nhóm bị suy giảm miễn dịch và trẻ em. Theo báo cáo, hơn 60 trẻ em mỗi năm được chẩn đoán mắc bệnh La Crosse. Các trường hợp diễn biến nặng thường được phát hiện tại bệnh viện sau khi bệnh nhân lên cơn co giật, hôn mê, liệt một bên hoặc trạng thái tâm thần bị thay đổi.

La Crosse diễn biến nghiêm trọng có thể dẫn đến tổn thương thần kinh lâu dài. Số người tử vong do nhiễm virus này rất hiếm. Tuy nhiên, các ảnh hưởng về thần kinh và hành vi có thể xảy ra sau khi khỏi, bao gồm rối loạn nhận thức, chẩn đoán rối loạn tăng động, giảm chú ý và giảm điểm IQ.

Phòng bệnh La Crosse

Đến nay, các nhà khoa học vẫn tiếp tục khuyến cáo người dân nên phòng ngừa muỗi đốt ngay từ đầu để tránh lây nhiễm trước La Crosse.

Loại virus lây qua muỗi có thể gây tổn thương thần kinh
Hương muỗi hay các sản phẩm xua muỗi như kem bôi có thể phòng bệnh hiệu quả. (Ảnh minh họa: ronald_langeveld).

Một biện pháp khác là hạn chế việc muỗi mang virus La Crosse sinh sản tại địa phương. Điều này đòi hỏi người dân loại bỏ các đồ vật chứa nước ngoài trời như chậu cây, chai lọ… Những thứ này có thể mô phỏng các điều kiện của một khu rừng và tạo điều kiện cho muỗi sinh sản.

Muỗi mang virus La Crosse cũng được phát hiện sinh sôi trong lốp xe có chứa nước. Vì vậy, chúng ta có thể khoan lỗ thoát nước trên lốp xe để hạn chế tình trạng này.

Một chiến lược khác giúp phòng ngừa bệnh lý này là cố gắng tránh muỗi đốt bằng mọi cách khi ở trong nhà vào những giờ cao điểm muỗi xuất hiện, thường là đầu buổi tối.

Cụ thể, sử dụng các sản phẩm như hương muỗi, mặc quần áo sáng màu và thoa kem chống muỗi có thể giúp ngăn ngừa muỗi đốt.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tạo ra thịt chay như thịt thật để cứu Trái đất

Tạo ra thịt chay như thịt thật để cứu Trái đất

Ngày càng nhiều người nhận thức được cái giá của một đĩa thịt trên bàn là một lượng lớn khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng không chỉ đến không khí và nước mà còn cả thế hệ tương lai.

Đăng ngày: 12/09/2022

"Cây cô đơn nhất thế giới" nắm giữ bí mật lớn

Các nhà khoa học New Zealand tin rằng cây vân sam " cô đơn nhất thế giới" của nước này có thể tiết lộ nhiều điều về Nam Đại Dương, một trong những bể chứa carbon lớn trên thế giới.

Đăng ngày: 08/09/2022
Sinh sản nhân tạo thành công loài bướm hiếm nhất thế giới

Sinh sản nhân tạo thành công loài bướm hiếm nhất thế giới

Cặp đôi bướm đuôi kiếm đốm vàng - một trong những loài bướm phượng quý hiếm nhất thế giới - đã chào đời tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên quốc gia Cương Sơn Giang Tây (Trung Quốc) hồi đầu tháng 8.

Đăng ngày: 06/09/2022
Poison Garden - Khu vườn chết chóc nhất thế giới

Poison Garden - Khu vườn chết chóc nhất thế giới

Poison Garden (vườn độc) ở thành phố Northumberland, Anh, là nơi sinh sống của hơn 100 loại cây độc hại, gây ảo giác và gây mê khác nhau. Và hiện nó đang mở cửa cho công chúng.

Đăng ngày: 03/09/2022
Mưa lớn trên sa mạc làm đổ cây xương rồng 200 tuổi

Mưa lớn trên sa mạc làm đổ cây xương rồng 200 tuổi

Một cây xương rồng Saguaro mang tính biểu tượng của công viên Catalina đã bị gãy thân do mưa lớn ở bang Arizona, miền tây nam nước Mỹ.

Đăng ngày: 01/09/2022
Loài dế bí ẩn sống trên dung nham núi lửa

Loài dế bí ẩn sống trên dung nham núi lửa

Loài dế không cánh được ghi hình đang bò trên ống dung nham ở ngọn núi lửa trong vườn quốc gia Hawaii.

Đăng ngày: 30/08/2022
Giải mã virus bí ẩn khiến cây lúa Ấn Độ ngắn ngủn, còi cọc

Giải mã virus bí ẩn khiến cây lúa Ấn Độ ngắn ngủn, còi cọc

Tỷ lệ cây nhiễm bệnh trên một cánh đồng dao động từ 2 đến 10%, thậm chí có nơi lên đến 20%, khiến năng suất loại cây này tại Ấn Độ suy giảm đáng kể và thách thức nguồn cung lương thực toàn cầu.

Đăng ngày: 30/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News