Loài vượn cáo tuyệt chủng được phát hiện tại Madagascar

Loài thứ 3 thuộc nhóm vượn cáo đã tuyệt chủng Palaeopropithecus, vừa được nhóm nghiên cứu Franco-Madagascan phát hiện tại Tây Bắc Madagascar. Với tên gọi Palaeopropithecus kelyus, mẫu vật này nhỏ hơn hai loài cùng nhóm “vượn cáo” được biết đến, và khẩu phần ăn của nó chứa nhiều loại thức ăn cứng hơn. Phát hiện này củng cố quan niệm về đa dạng hóa sinh học phong phú hơn vào thời tiền sử (cuối kỷ Pleistocene và đầu kỷ Holocene).

Madagascar, nơi môi trường tự nhiên có mức độ đặc hữu cao, là một trong những khu vực bảo tồn đa dạng hóa sinh học lớn còn sót lại trên thế giới. Hòn đảo này là nhà của một nhóm linh trưởng đặc biệt, loài vượn cáo. Hiện có khoảng 15 giống và 71 loài của nhóm động vật có vú nhỏ bé này trên Madagascar.

Paleopropithecus là một nhóm vượn cáo khổng lồ á hóa thạch (2). Cho đến nay, hai loài đã được phát hiện: P. ingens (năm 1898) và P. maximus (năm 1903). Paleopropithecus có khả năng thích nghi rất đặc trưng, đặc biệt là sự vận động. Chúng di chuyển từ cành cây này sang cành cây khác bằng 4 chi, đầu hướng xuống dưới, giống như loài lười Nam Mỹ ngày nay.

Những phát hiện gần đây của MAPPM(1) ở một số địa điểm phía Tây Bắc Madagascar đã khẳng định sự tồn tại của một loài Palaeopropithecus thứ 3, với tên gọi P. kelyus. Các nhà khoa học đã phỏng đoán về sự tồn tại của loài thứ 3 này trong hơn 20 năm. P. kelyus có cân nặng khoảng 35kg và nhỏ hơn so với hai loài Palaeopropithecus đã được biết đến, nhưng vẫn lớn hơn nhiều so với loài vượn cáo ngày nay, the Indri, với cân nặng chỉ khoảng 10kg.

 

Loài vượn cáo tuyệt chủng được phát hiện tại Madagascar

Hóa thạch hàm trên của P.kelyus (Ảnh: D. Gommery- MAPPM & CNRS)

Một khác biệt nữa của loài vượn cáo mới được phát hiện này đó là răng của nó nhỏ hơn. Đặc điểm nha khoa có thể được mô tả từ á hóa thạch hàm trên, với hàm răng sắc hơn. Hình thái học này tương tự với loài Propithecus ngày nay. Trong khi những loài Palaopropitheus khác ăn lá cây và quả, sự khác biệt về răng của P. kelyus cho thấy loài vật này có thể nhai những loại thức ăn cứng hơn nhiều (ví dụ như hạt) so với hai loài còn lại. P. kelyus được tìm thấy ở khu vực Tây Bắc Madagascar (vùng Boney, hạt Mahajanga), nằm giữa những vịnh và sông lớn. Địa điểm sinh sống này có thể đã cô lập P. keylys khỏi hai loài Palaeopropitheus còn lại, một loài sống lùi xuống phía nam hoặc vùng trung tâm, và loài còn lại sống ở phía bắc Madagascar.

Phát hiện loài Palaeopropithecus thứ 3 này làm giàu thêm hiểu biết của chúng ta về quần động vật á hóa thạch. Ngoài ra, những nghiên cứu như vậy cũng bao gồm việc tìm hiểu cộng đồng người trên đảo.

(1) Dự án ‘Mission archéologique et paléontologique dans la province de Mahajanga' (MAPPM) lfa một hợp tác Franco-Madgascan giữa CNRS UPR 2147 (Dynamique de l'Évolution Humaine: Individus, Populations, Espèces) và UFR Mozea Akiba of Université de Mahajanga, do Sous-direction de l'archéologie et de la recherche en sciences tài trợ.

(2) Á hóa thạch là những loài vật đã tuyệt chủng trong thời kỳ tiền sử hoặc cận tiền sử và trùng lên những loài vật ngày nay. Không giống như hóa thạch thông thường, xương của chúng chưa khoáng hóa hoàn toàn.

Tài liệu tham khảo:
Dominique Gommery, Beby Ramanivosoa, Sabine Tombomiadana-Raveloson, Hervé Randrianantenaina, Patrice Kerloc'h. Une nouvelle espèce de lémurien géant subfossile du Nord-Ouest de Madagascar (Palaeopropithecus kelyus, Primates). Comptes Rendus Palevol, 2009; DOI: 10.1016/j.crpv.2009.02.001

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News