Loạt ảnh hải cẩu cực hiếm tại hồ sâu nhất thế giới
Ở Baikal, hồ sâu nhất thế giới là nơi sinh sống của hải cẩu Nerpas rất hiếm khi xuất hiện trước con người.
Baikal là hồ sâu nhất thế giới, hồ nước ngọt lớn nhất và là một trong những hồ trong nhất hành tinh. Baikal là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật đặc hữu trong vùng.
Nhiếp ảnh gia lái xe trên băng đi tìm hang của hải cẩu.
Dmitry Kokh, nhiếp ảnh gia đến từ Moscow, Nga, đam mê động vật hoang dã, nhất là những con vật sống dưới nước. Anh thường mất nhiều thời gian, nhiều chuyến đi mới có thể ghi lại những khoảnh khắc của các loài vật trong môi trường sống tự nhiên của chúng.
"Tôi đam mê, thích tận hưởng quá trình cố gắng tạo ra những bức ảnh đẹp, đáng nhớ của các con vật trong tự nhiên", Dmitry Kokh chia sẻ.
Nhiếp ảnh gia từng đến những nơi xa nhất, lặn ở những vùng biển sâu nhất để tìm kiếm mọi điều có thể truyền cảm hứng cho bản thân và chia sẻ với mọi người.
Chú chó Pulka giúp đỡ Dmitry Kokh trong chuyến đi.
Gần đây, Dmitry Kokh thực hiện chuyến đi đến Baikal để chụp ảnh hải cẩu sinh sống ở hồ nước ngọt lớn nhất thế giới mà người dân địa phương gọi là Nerpas.
Việc ghi hình hoạt động của Nerpas ở dưới nước, trong môi trường tự nhiên của chúng khá khó khăn, ít người làm được. Điều này càng thôi thúc nhiếp ảnh gia Dmitry Kokh quyết tâm có được nhiều bức ảnh đẹp, muốn cho mọi người thấy vẻ đẹp nguyên sơ của nơi này và hoạt động trong tự nhiên của hải cẩu.
Đã nhiều lần Dmitry Kokh đến Baikal trong suốt 2 năm qua nhưng chưa một lần thành công. Dmitry Kokh từng đến vào tháng 11 nhưng hồ nước đóng băng, anh quay trở lại vào tháng 1 nhưng không thể nhìn thấy Nerpas vì nó quá nhút nhát, hay lẩn trốn con người.
Lần này, Dmitry Kokh đến vào tháng 4, thời điểm mùa xuân ở Siberia, tuyết đang tan, có ánh nắng mặt trời. Chuyến đi tìm kiếm hải cẩu của anh có thêm một chú chó địa phương tên là Pulka, đã được huấn luyện để làm công việc này trong nhiều năm.
Dmitry Kokh lặn xuống dưới lớp băng để tìm kiếm.
Pulka tìm kiếm hang của hải cẩu giữa lớp băng trải dài vô tận. Sau một thời gian, Pulka cũng tìm thấy một lối cửa hang và Dmitry Kokh bắt đầu lặn xuống bên dưới lớp băng lạnh giá.
Sau một vài lần lặn và nỗ lực mạnh mẽ, cuối cùng, Dmitry Kokh đã đạt được mục tiêu quý giá. Hải cầu Nerpas đang lặn ngụp dưới hang. Thông thường, nó chỉ nổi lên mặt nước một hoặc hai lần trong ngày để đảm bảo chắc chắn lỗ băng ở cửa hang không bị đóng.
Hải cẩu bơi lội dưới nước tại hồ Baikal
Hải cẩu leo lên bờ một đến hai lần trong ngày

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay
Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.
