Lời giải cho việc nhiều người nghiện đọc Harry Potter
Nghiên cứu mới đây đã đưa ra lời giải cho việc vì sao nhiều người đã ngấu nghiến đọc Harry Potter đến "quên ăn quên ngủ".
>>> Áo tàng hình của Harry Potter có thể trở thành hiện thực
Không ít người trong chúng ta khi cầm cuốn truyện Harry Potter đã đọc ngấu nghiến đến mức "quên ăn quên ngủ". Tuy nhiên không phải ai cũng lý giải được nguyên nhân vì sao chúng ta lại bị cuốn hút như thế.
Các nhà khoa học thuộc trường ĐH Berlin (Đức) mới đây đã tiến hành cuộc điều tra và khảo sát não bộ để lý giải phản ứng này.
Theo đó, nhóm nghiên cứu - dẫn đầu là nhà tâm lý học Chun-Ting Hsu đã đưa ra giả thuyết "nhập tâm mình cùng tiểu thuyết".
Ông cho rằng, chúng ta thường đọc những cuốn truyện dài, tiểu thuyết tình cảm và có xu hướng đồng cảm đối với nhân vật chính trong truyện. Cảm giác này được kích hoạt bởi một mạng lưới thần kinh đặc biệt nằm ở vỏ não vùng đai (cingulate cortex) và thùy nhỏ ở não trước (anterior insula).
Bằng cách thúc đẩy cảm xúc của sự đồng cảm trong não, những câu chuyện tình cảm, mang tình tiết hấp dẫn, bất ngờ sẽ khiến người đọc bị cuốn hút và nhập tâm vào câu chuyện hơn.
Để kiểm tra kỹ hơn, nhóm nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu ở hai nhóm người tham gia và một vài đoạn truyện được cắt ra trong series Harry Potter của tác giả JK Rowling.
Các chuyên gia sẽ tiến hành quét não MRI trong khi nhóm đầu tiên được yêu cầu đọc đoạn truyện. Nhóm thứ hai cũng sẽ đọc đoạn truyện đó nhưng không được quét não MRI, tuy nhiên nhóm này sẽ phải đưa ra lời nhận định, đánh giá về cảm giác khi đọc truyện.
Kết quả là ở nhóm thứ hai, các tình nguyện viên nói rằng họ đã tưởng tượng ra hình ảnh Giáo sư môn Phòng chống Nghệ thuật Quirinus Quirrell đang hút máu bạch kỳ mã trong khu rừng cấm trong tập Harry Potter và Hòn đá Phù thủy một cách rất rõ nét khi đọc đến đoạn truyện đó.
Nhà tâm lý học Chun-Ting Hsu cho biết: "Ở những đoạn truyện gây sợ hãi cho người đọc sẽ kích thích não bộ một cách mạnh mẽ. Theo đó, các hồi đai (cingulate gyrus) của não sẽ bị kích thích, giúp người đọc tăng sự đồng cảm với tình tiết, nhân vật trong câu chuyện".
Ông nói thêm: "Phát hiện này sẽ giúp cho chúng tôi mở ra nhiều ý tưởng mới, hiểu hơn về việc bộ não của chúng ta đã bị "thôi miên" như thế nào khi đọc những cuốn truyện hay và hấp dẫn".
Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí NeuroReport.
Tham khảo: Science Alert

Những bí mật về matcha có thể bạn chưa biết
Trà xanh của Nhật là nguyên liệu ưa thích của nhiều thực khách. Có một số bí mật thú vị về loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng này mà bạn có thể chưa biết.

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản
Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Liệu có thể dự đoán trước bộ phim nào thắng giải Oscar?
Giải thưởng Viện Hàn lâm thường được biết đến với tên Giải Oscar là giải thưởng điện ảnh của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (Hoa Kỳ).

Top 10 người có chỉ số IQ cao nhất thế giới
Trên thế giới có những con người xuất chúng với chỉ số thông minh vượt trội như Albert Einstein, Stephen Hawking. Tuy nhiên, trong lịch sử thế giới có rất nhiều người có chỉ số IQ cao hơn hai nhà bác học trên.

Tại sao hình trong gương quay ngược từ trái sang phải chứ không lộn từ trên xuống?
Hãy tự mình đứng trước gương và bạn sẽ thấy điều này ngay lập tức. Dòng chữ trên chiếc áo phông của bạn trong gương bị ngược. Phần rẽ ngôi của tóc bạn cũng chuyển sang bên khác.

Huyền thoại con tàu Noah có thật hay không?
Đối với những người theo đạo Thiên Chúa Giáo và những ai đã từng đọc kinh thánh thì hẳn đã biết ngọn ngành về truyền thuyết này.
