Lon cá hộp đã hết hạn cách đây 50 năm, tưởng chỉ bán đồng nát, bỗng dưng trở thành báu vật vô giá

Cả không gian và thời gian dường như đang đóng băng bên trong nó, đằng sau lớp vỏ thiếc, chỉ chờ đời một ngày sẽ được ai đó mở ra.

Bạn sẽ làm gì nếu một ngày mở tủ lạnh và phát hiện lon cá mà mình mua ngoài siêu thị đã hết hạn? Rất nhiều người đơn giản là vứt nó vào sọt rác. Hoặc họ sẽ mở nó ra, đổ cá bên trong cho mèo, còn chiếc hộp thiếc thì vứt vào một xó để đợi bán đồng nát.

Nhưng đừng vội làm thế, bởi bạn có thể bán những lon cá hộp này cho các nhà khoa học với giá rất cao. Những hộp cá hết hạn, để càng lâu càng tốt, và càng có giòi bên trong thì lại càng trở thành báu vật quý giá đối với ngành sinh thái học.

Bằng việc mở những hộp cá hết hạn này, các nhà khoa học cũng đang mở ra những cánh cổng thời gian, cho phép họ nhìn vào hệ sinh thái biển nơi những con cá được đánh bắt cách đây hàng chục năm.

Mỗi chiếc lon cá hộp hết hạn, theo nghĩa đó, đều là một bảo tàng lịch sử tự nhiên thu nhỏ. Cả không gian và thời gian dường như đang đóng băng bên trong đó, sau lớp vỏ thiếc và chỉ chờ đời một ngày sẽ được một ai đó mở ra.

Lon cá hộp đã hết hạn cách đây 50 năm, tưởng chỉ bán đồng nát, bỗng dưng trở thành báu vật vô giá
Cá hộp đã có một lịch sử rất lâu đời.

Trong trường hợp bạn chưa biết, cá hộp đã có một lịch sử rất lâu đời, khi chúng lần đầu được phát minh ra vào năm 1795. Đó là thời Chiến tranh Napoleon và vị hoàng đế người Pháp khi đó đã trao thưởng 12.000 franc cho bất kỳ ai nghĩ ra một cách nào đó giúp bảo quản thực phẩm được lâu.

Napoleon cần một loại thực phẩm như vậy để phục vụ đội quân viễn chinh, thường phải chiến đấu xa nhà và dài ngày của mình.

12.000 franc thời đó tương đương với hơn 5 tỷ VNĐ ở thời điểm này. Và giải thưởng đã được trao cho Nicolas Appert, một người làm bánh kẹo nghĩ ra cách cho cá vào lọ thủy tinh rồi thanh trùng nó bằng cách đặt lọ vào nước sôi.

Thời điểm đó, người ta vẫn chưa biết đến sự hiện diện của vi khuẩn, vì vậy, Appert không thể giải thích tại sao thực phẩm lại bị hỏng và việc nhúng những lọ thủy tinh chứa cá vào nước sôi lại khiến cá bảo quản được lâu. Ông chỉ biết là nó có hiệu quả.

Phải đợi hơn 50 năm sau đó, khi một nhà khoa học người Pháp khác là Louis Pasteur phát biểu thuyết mầm bệnh thì vi khuẩn và việc chúng làm hỏng thực phẩm mới được biết đến.

Lon cá hộp đã hết hạn cách đây 50 năm, tưởng chỉ bán đồng nát, bỗng dưng trở thành báu vật vô giá
Nicolas Appert, một nhà làm bánh kẹo người Pháp đã phát minh ra cá hộp vào năm 1795.

Nhưng hãy trở lại với những lon cá hộp. Ban đầu, Nicolas Appert đã sử dụng lọ thủy tinh để đựng cá, nhưng quá trình vận chuyển chúng lại thường làm vỡ lọ. Do đó, một thương gia người Anh tên là Peter Durand đã nghĩ ra cách đóng cá vào hộp thiếc. 

Sau đó, cá hộp mà chúng ta thấy ngày nay mới ra đời.

Cả Nicolas Appert và Peter Durand đều có thể được coi là "Cha đẻ của cá hộp". Ban đầu, những hộp cá này chỉ phục vụ những người lính trong chiến tranh. Nhưng về sau, với ưu điểm là được bảo quản lâu, lên tới hàng năm trời, chúng đã trở thành một sản phẩm tiêu dùng của mọi tầng lớp người dân.

Nhưng có lẽ, khi phát minh ra cá hộp, cả Nicolas Appert và Peter Durand đều không nghĩ một ngày, sản phẩm của họ có thể được dùng cho một mục đích khác. Đó là nghiên cứu khoa học, ngay cả khi hộp cá đã hết hạn và không còn ăn được, chúng vẫn có giá trị.

Lon cá hộp đã hết hạn cách đây 50 năm, tưởng chỉ bán đồng nát, bỗng dưng trở thành báu vật vô giá
Ngay cả khi hộp cá đã hết hạn và không còn ăn được, chúng vẫn có giá trị.

Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Ecology and Evolution, một nhóm các nhà sinh thái học tại Đại học Washington cho biết họ đã mua 178 lon cá hộp hết hạn với giá cao từ Hiệp hội Hải sản Seattle (SSPA).

Đó là những lon cá thừa được SSPA thu thập hàng năm từ các nhà sản xuất địa phương trong quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm. Một số lon sẽ được mở ra để phân tích, nhưng một số lon sẽ được cất vào kho để xem chúng có thể được bảo quản lâu đến đâu. Một số đơn giản là mẫu dự phòng, được thu thập thừa, do đó, vẫn còn ở trong kho của SSPA suốt từ thập niên 1970 cho tới nay.

Sau chừng ấy năm, vào một ngày mà SSPA quyết định dọn kho để chuẩn bị vứt toàn bộ những lon cá hết hạn và không dùng đến đó đi, họ đột nhiên nhớ tới Chelsea Wood, một phó giáo sư tại Trường Khoa học Thủy sản và Nghề cá, Đại học Washington, người đã từng đến đây để hỏi mua những lon cá cũ.

Các nhân viên ở hiệp hội hải sản đã hỏi phó giáo sư Wood rằng bà có muốn mua gần 180 lon cá hộp đã hết hạn không? Như vớ được một kho báu, câu trả lời của phó giáo sư Wood dĩ nhiên là có, với giá nào bà cũng sẽ mua hết.

Nhưng tại sao những lon cá hộp hết hạn, đối với các nhà khoa học, lại quý giá đến vậy?

Lon cá hộp đã hết hạn cách đây 50 năm, tưởng chỉ bán đồng nát, bỗng dưng trở thành báu vật vô giá
Phó giáo sư Wood cho biết, giá trị của những lon cá hộp hết hạn không nằm ở bản thân miếng cá, mà từ những con giun trong đó.

Hóa ra, trong những miếng cá được đóng hộp thực sự vẫn còn xác của những con giun. Những con giun biển này thuộc về loài ký sinh anisakids, mỗi con chỉ dài khoảng 1 cm và đã bị giết chết trong quá trình mà cá hộp được khử trùng ở nhiệt độ 130 độ C.

Mặc dù xác của chúng vẫn còn bên trong miếng cá, nhưng chúng không còn khả năng gây bệnh cho con người nữa.

"Mọi người cho rằng giun trong cá hồi là dấu hiệu cho thấy hộp cá đã bị hỏng", phó giáo sư Wood cho biết. "Nhưng tôi coi sự hiện diện của chúng là tín hiệu cho thấy miếng cá của bạn đã được khai thác từ một hệ sinh thái lành mạnh".

Lon cá hộp đã hết hạn cách đây 50 năm, tưởng chỉ bán đồng nát, bỗng dưng trở thành báu vật vô giá
Một mẫu giun biển được tìm thấy trong hộp cá hồi hết hạn từ thập niên 1970.

Sự thật là, giun biển đóng một vai trò vô cùng quan trọng với hệ sinh thái. Chúng ban đầu là thức ăn cho những sinh vật phù du. Sau đó, sinh vật phù du lại bị ăn vào bởi cá. Một số con giun hoặc ấu trùng giun đơn giản là đã sống sau khi bị các loài này nuốt chửng vào bụng.

Sau đó, chúng bắt đầu ký sinh và sinh sôi trở lại bên trong ruột cá. Những con cá này có thể lại bị ăn vào bởi những con cá lớn hơn, rồi thậm chí cả động vật có vú ở biển. Chúng sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở, đẻ trứng, rồi trứng của chúng được cá bài tiết vào đại dương. Lúc này, một chu kỳ mới sẽ bắt đầu.

"Nếu không có vật chủ thì giun biển sẽ không thể hoàn thành vòng đời của chúng và số lượng của chúng sẽ bị suy giảm", phó giáo sư Wood cho biết.

Lon cá hộp đã hết hạn cách đây 50 năm, tưởng chỉ bán đồng nát, bỗng dưng trở thành báu vật vô giá
Vòng đời của giun biển.

Vì vậy, với 178 mẫu cá hộp thu thập được từ những năm 1970 đến nay, nhóm của bà chỉ đơn thuần là mở chúng ra rồi đếm số lượng mẫu giun biển thấy bên trong đó. Các mẫu vật bao gồm 42 hộp cá hồi chó (Oncorhynchus keta), 22 hộp cá hồi coho (Oncorhynchus kisutch), 62 hộp cá hồi hồng (Oncorhynchus gorbuscha) và 52 hộp cá hồi đỏ (Oncorhynchus nerka).

Các nhà khoa học đã phát hiện số lượng giun tăng lên theo thời gian ở cá hồi chó và cá hồi hồng, nhưng không tăng ở cá hồi đỏ và cá hồi coho.

"Tìm thấy số lượng giun biển tăng lên theo thời gian, như ở cá hồi hồng và cá hồi chó, cho thấy những ký sinh trùng này đã tìm được các vật chủ phù hợp để sinh sản", tiến sĩ Natalie Mastick, một đồng tác giả nghiên cứu đến từ Đại học Yale cho biết.

"Điều đó có thể chỉ ra một hệ sinh thái ổn định hoặc đang phục hồi, với đủ vật chủ phù hợp cho giun biển".

Lon cá hộp đã hết hạn cách đây 50 năm, tưởng chỉ bán đồng nát, bỗng dưng trở thành báu vật vô giá
Thông tin về số lượng giun biển trong mẫu cá hồi cho phép các nhà khoa học vẽ lại một bản đồ sinh thái ở khu vực Vịnh Alaska và Vịnh Bristol, nơi những con cá hồi này được đánh bắt.

Bằng việc mở những hộp cá hết hạn và đếm số lượng giun biển trong đó theo thời gian, các nhà khoa học đã có được một cái nhìn vào hệ sinh thái ở vùng biển Vịnh Alaska và Vịnh Bristol, nơi những con cá hồi này được đánh bắt.

Đây là một cách tiếp cận sinh vật biển hết sức mới lạ, và còn có thể mở ra nhiều hướng nghiên cứu, tiết lộ thêm nhiều thông tin hơn nữa. Vì vậy, câu hỏi đặt ra sau nghiên cứu này là:

Nhà bạn có hộp cá hết hạn nào không? Chúng đã được sản xuất tại nhà máy nào, với cá được đánh bắt từ vùng biển nào? Nếu bạn không định ăn những hộp cá hết hạn đó, đừng vứt đi vội, hãy để chúng vào một chỗ, biết đâu, bạn có thể bán chúng cho các nhà khoa học với cái giá bất ngờ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu cao tốc 1.000km/h có thể trang bị mạng 5G

Tàu cao tốc 1.000km/h có thể trang bị mạng 5G

Hành khách có thể xem video độ phân giải siêu cao hoặc chơi game trực tuyến trên điện thoại thông minh trong khi di chuyển ở tốc độ 1.000km/h bằng tàu cao tốc trong tương lai.

Đăng ngày: 03/12/2024
Bài kiểm tra với con voi màu hồng tiết lộ bạn có mắc hội chứng

Bài kiểm tra với con voi màu hồng tiết lộ bạn có mắc hội chứng "vô ảnh tưởng" hay không?

Nếu không thể tưởng tượng, cuộc sống của người vô ảnh tưởng sẽ như thế nào? Họ có thể mơ hay không? Có thể nhớ đến người yêu cũ hay không?

Đăng ngày: 03/12/2024
Đi chơi biển giúp trẻ học toán và khoa học tốt hơn

Đi chơi biển giúp trẻ học toán và khoa học tốt hơn

Các nhà khoa học Úc lần đầu tiên ghi nhận lợi ích học tập STEM cho trẻ mẫu giáo trong môi trường biển xanh, cát trắng.

Đăng ngày: 03/12/2024
Khối vật chất khổng lồ ẩn dưới châu Phi và Thái Bình Dương

Khối vật chất khổng lồ ẩn dưới châu Phi và Thái Bình Dương

Giới khoa học hầu như không biết gì về nguồn gốc và cấu tạo của hai khối đá lớn ngang lục địa nằm ở hai phía ngược nhau ở lớp phủ trong lòng Trái đất.

Đăng ngày: 03/12/2024
Khai thác nước ngầm làm nghiêng trục Trái đất

Khai thác nước ngầm làm nghiêng trục Trái đất

Một nghiên cứu cho thấy việc khai thác nước ngầm trong nhiều thập kỷ đã khiến trục Trái Đất nghiêng về phía đông gần 80cm trong 20 năm.

Đăng ngày: 03/12/2024
Con người đều do phụ nữ sinh ra, vậy người phụ nữ đầu tiên đến từ đâu trước khi có con người?

Con người đều do phụ nữ sinh ra, vậy người phụ nữ đầu tiên đến từ đâu trước khi có con người?

Nguồn gốc của loài người là một trong những bí ẩn muôn thuở của nhân chủng học và sinh học.

Đăng ngày: 02/12/2024
Vai trò tiềm năng của sắt sunfua trong nguồn gốc sự sống

Vai trò tiềm năng của sắt sunfua trong nguồn gốc sự sống

Một nhóm nhà khoa học do các nhà nghiên cứu Trung Quốc đứng đầu đã phát hiện vai trò quan trọng của sắt sunfua trong việc củng cố giả thuyết về nguồn gốc sự sống tại các suối nước nóng.

Đăng ngày: 02/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News