Loratadine là thuốc gì?

Nếu muốn sử dụng thuốc Loratadine để điều trị bệnh, hãy tìm hiểu thật kỹ những thông tin về thuốc để đảm bảo không gây những ảnh hưởng không mong muốn tới sức khỏe. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một vài thông tin về thuốc Loratadine để các bạn có thể tham khảo.

Thuốc Loratadine: Tác dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Tác dụng của thuốc loratadine

Thuốc này là một thuốc kháng histamin điều trị các triệu chứng như ngứa, chảy nước mũi, chảy nước mắt và hắt hơi do “cảm mạo” và các dị ứng khác. Thuốc cũng được sử dụng để làm giảm ngứa do phát ban.

Loratadine không ngăn ngừa nổi mề đay hoặc ngăn chặn/điều trị phản ứng dị ứng nghiêm trọng (ví dụ như sốc phản vệ). Do đó, nếu bác sĩ đã kê đơn epinephrine để điều trị các phản ứng dị ứng, luôn luôn mang theo dụng cụ tiêm epinephrine bên mình. Không sử dụng loratadine để thay thế epinephrine.

Nếu bạn đang tự điều trị bằng thuốc này, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Không dùng thuốc này cho trẻ em dưới 6 tuổi trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn đang sử dụng viên nhai, không dùng ở trẻ em dưới 2 tuổi trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Loratadine là thuốc gì?
Thuốc này là một thuốc kháng histamin điều trị các triệu chứng như ngứa, chảy nước mũi, chảy nước mắt...

Dùng thuốc loratadine như thế nào?

Nếu đang sử dụng thuốc tự điều trị không kê toa, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu bác sĩ đã kê đơn thuốc này, hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ và hướng dẫn trên nhãn thuốc. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Dùng thuốc này bằng miệng cùng hoặc không cùng thức ăn, thường là một lần/ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc bao bì sản phẩm. Nếu đang sử dụng viên nhai, nhai kỹ mỗi viên và nuốt. Liều dùng được dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khoẻ và đáp ứng với điều trị. Không tăng liều hoặc uống thuốc thường xuyên hơn so với chỉ dẫn. Đừng uống nhiều thuốc hơn so với chỉ định dành cho độ tuổi của bạn.

Thông báo cho bác sĩ nếu các triệu chứng dị ứng không cải thiện sau 3 ngày điều trị hoặc nếu tình trạng phát ban kéo dài hơn 6 tuần. Đi cấp cứu ngay nếu tình trạng của bạn xấu đi hoặc bạn nghĩ rằng bạn có vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng (ví dụ như phản ứng dị ứng nghiêm trọng/sốc phản vệ) sau khi dùng thuốc.

Bảo quản thuốc loratadine

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Liều dùng cho người lớn:

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm mũi dị ứng: Dùng 10 mg uống 1 lần/ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh mề đay: Dùng 10 mg uống 1 lần/ngày.

Liều dùng cho trẻ em

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh viêm mũi dị ứng:

  • Trẻ 2-5 tuổi: dùng 5 mg uống 1 lần/ngày (xi-rô).
  • Trẻ 6 tuổi trở lên: dùng 10 mg uống 1 lần/ngày (viên nén, viên nang, viên nén phân huỷ).

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh mề đay:

  • Trẻ 2-5 tuổi: dùng 5 mg uống 1 lần/ngày (si-rô).
  • Trẻ 6 tuổi trở lên: dùng 10 mg uống 1 lần/ngày (viên nén, viên nang, viên nén hòa tan).

Các dạng thuốc loratadine

Loratadine có những dạng và hàm lượng sau: viên nén, thuốc uống: 10mg.

Tác dụng phụ

Đi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn gặp tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều;
  • Cảm giác như bạn có thể ngất xỉu;
  • Vàng da (vàng da hoặc mắt);
  • Động kinh (co giật).

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có thể bao gồm:

  • Đau đầu;
  • Căng thẳng;
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ;
  • Đau bụng, tiêu chảy;
  • Khô miệng, đau họng khản giọng;
  • Bị đỏ mắt, nhìn mờ;
  • Chảy máu mũi;
  • Phát ban da.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Lưu ý trước khi dùng

Trước khi dùng loratadine, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Thông báo bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với loratadine, bất kỳ loại thuốc nào khác, hoặc bất kỳ thành phần trong loratadine bạn sẽ sử dụng. Kiểm tra bao bì nhãn hiệu để biết danh sách các thành phần;
  • Thông báo cho bác sĩ và dược sĩ thuốc kê toa và không kê toa, vitamin, các thực phẩm chức năng và các sản phẩm thảo dược bạn đang dùng hoặc dự định sử dụng. Hãy đảm bảo đề cập đến các loại thuốc cảm lạnh và dị ứng;
  • Thông báo cho bác sĩ nếu bạn bị hoặc từng bị hen suyễn, bệnh thận hoặc bệnh gan;
  • Thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú. Nếu mang thai trong khi dùng loratadine, hãy gọi cho bác sĩ;
  • Nếu bạn bị phenylketone niệu (PKU, một bệnh di truyền phải tuân theo chế độ ăn uống đặc biệt để ngăn chặn sự chậm phát triển tâm thần), bạn nên biết rằng một số biệt dược của viên nén hòa tan có thể chứa aspartame hình thành nên phenylalanine.
  • Thuốc chống chỉ định cho các trường hợp quá mẫn với thuốc.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tốt nhất là viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Loratadine có tác dụng rất gần với desloratadine. Không sử dụng thuốc có chứa desloratadine trong khi đang sử dụng loratadine.

Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc loratadine không?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá, bưởi chùm.

Tình trạng sức khoẻ nào ảnh hưởng đến thuốc loratadine?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Hãy kể cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là:

  • Bệnh tiểu đường tuýp 2 – Các chất thông mũi trong thuốc này có thể khiến bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh tim hoặc mạch máu;
  • Phì đại tuyến tiền liệt;
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc bí tiểu – một số tác dụng của thuốc kháng histamin có thể làm cho vấn đề về đường niệu xấu đi;
  • Tăng nhãn áp – tăng nhẹ áp lực lên mắt bên trong có thể xảy ra;
  • Bệnh tim hoặc mạch máu;
  • Tăng huyết áp – các chất thông mũi trong thuốc này có thể gây ra tăng huyết áp và cũng có thể tăng nhịp tim;
  • Bệnh thận – nồng độ loratadine trong máu cao hơn có thể xảy ra, có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Liều thuốc kết hợp có chứa loratadine có thể cần phải giảm;
  • Bệnh gan – nồng độ loratadine trong máu cao hơn có thể xảy ra, có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ;
  • Cường giáp – nếu tuyến giáp hoạt động quá mức gây ra nhịp tim nhanh, các chất thông mũi trong thuốc này có thể khiến nhịp tim đập nhanh hơn nữa;
  • Bí tiểu – tình trạng có thể xấu đi nếu sử dụng pseudoephedrin.

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm:

  • Tim đập nhanh hoặc mạnh;
  • Buồn ngủ;
  • Đau đầu;
  • Cơ thể chuyển động bất thường.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Lưu ý: Những thông tin về các loại thuốc, biệt dược được đăng tải ở chuyên mục Tủ thuốc gia đình trên Website Khoahoc.tv chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định điều trị bất kỳ loại thuốc nào để mang lại hiệu quả tốt và an toàn cho sức khỏe của bạn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Pháo sáng chứa hóa chất độc hại cho hệ hô hấp gây khó thở và phù các mao mạch làm tắt đường thở.

Đăng ngày: 12/09/2019
5 thực phẩm ăn vào buổi sáng tốt cho gan hơn cả uống thuốc bổ gấp trăm lần

5 thực phẩm ăn vào buổi sáng tốt cho gan hơn cả uống thuốc bổ gấp trăm lần

Muốn bảo vệ sức khỏe của gan, ngoài việc tránh những tác động không tốt từ môi trường bên ngoài, thì việc bổ sung những thực phẩm có lợi cho gan cũng giúp gan khỏe mạnh.

Đăng ngày: 15/08/2019
3 mối nguy hại từ trong chính căn bếp nhà bạn khiến bệnh ung thư gan có cơ hội rình rập

3 mối nguy hại từ trong chính căn bếp nhà bạn khiến bệnh ung thư gan có cơ hội rình rập

Đa phần chúng ta thường có xu hướng mua rất nhiều thứ về cất trữ trong tủ lạnh hay trên mặt bàn ở kệ bếp nhà mình mà không nghĩ đến hạn sử dụng và tuổi thọ của chúng có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư gan.

Đăng ngày: 15/08/2019
Đột phá: Các nhà khoa học tuyên bố đã chữa được Ebola

Đột phá: Các nhà khoa học tuyên bố đã chữa được Ebola

EB3, một loại thuốc giúp giảm tỷ lệ tử vong do Ebola xuống chỉ còn 6%.

Đăng ngày: 14/08/2019
Hạt Quinoa là gì? Lợi ích vàng của hạt quinoa đối với sức khỏe

Hạt Quinoa là gì? Lợi ích vàng của hạt quinoa đối với sức khỏe

Với nguồn gốc từ Nam Mỹ từ hàng ngàn năm trước và được gọi là “the mother grain” của Inca, quinoa đến nay vẫn xứng đáng với cái tên “siêu thực phẩm”.

Đăng ngày: 14/08/2019
Những bệnh lây qua đường tình dục không thể chữa khỏi

Những bệnh lây qua đường tình dục không thể chữa khỏi

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục được lây nhiễm từ người này sang người khác qua quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng.

Đăng ngày: 14/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News