Lũ lụt làm chết 88 người Triều Tiên

Lũ lụt càn quét khắp Triều Tiên trong tháng này đã khiến tổng cộng 88 người thiệt mạng và đẩy hàng chục nghìn người vào tình cảnh không nhà cửa.

Hãng thông tấn chính thức Triều Tiên KCNA cho hay đợt lũ lụt kéo dài một tuần do bão và mưa lớn đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Tổng số người chết đến nay đã tăng mạnh so với thống kê 8 người thiệt mạng hôm 25/7.

Đợt lũ bắt đầu từ ngày 18/7 cũng khiến 134 người bị thương và gần 63.000 người mất nhà cửa. Thiệt hại về người lớn nhất là ở hai huyện của tỉnh Nam Pyongan, nơi phải hứng chịu những cơn mưa như trút nước suốt hai ngày 23 và 24/7.


Lực lượng cứu hộ Triều Tiên tại vùng lũ lụt. (Ảnh: Thenews)

Hơn 30.000 hecta đất trồng trọt đã bị "san phẳng và vùi lấp" hoặc ngập úng, gây hậu quả nặng nề cho đất nước vốn luôn trong tình trạng thiếu lương thực. Các tổ chức của Liên Hợp Quốc, sau một chuyến công tác đến Triều Tiên, ước tính rằng khoảng 3 triệu người dân nước này sẽ cần trợ cấp lương thực trong năm 2012. Khoảng 300 tòa nhà công, 60 nhà máy và nhiều đoạn đường cũng bị nước lũ phá hủy.

Truyền thông Triều Tiên hồi đầu tuần đưa tin 60 nạn nhân lũ lụt đã được giải cứu nhờ một trực thăng khẩn cấp mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un điều động. Các nạn nhân, bao gồm phụ nữ và trẻ em, bị mắc kẹt trên một đồi nhỏ ở vùng tây bắc đất nước, sau khi mưa lớn làm vỡ bờ sông.

Nạn phá rừng kéo dài hàng thập kỷ đã khiến Triều Tiên thường xuyên phải hứng chịu hậu quả nặng nề từ lũ lụt. Hàng chục người đã thiệt mạng hoặc bị thương bởi một cơn bão kèm mưa lớn cùng kỳ năm ngoái. Hàng nghìn người bị mất nhà cửa và một diện tích lớn đất nông nghiệp biến thành biển nước.

Địa hình gồ ghề, hạ tầng lạc hậu và thời tiết khắc nghiệt khiến nền nông nghiệp nước này gặp nhiều khó khăn để sản xuất và chu cấp lương thực cho 24 triệu người dân. Triều Tiên từng đạt được một thỏa thuận viện trợ lương thực với Mỹ hôm 29/2 với điều kiện dừng chương trình hạt nhân và thử tên lửa gây tranh cãi. Tuy nhiên, thỏa thuận nhanh chóng bị hủy bỏ sau đó khi Bình Nhưỡng tiếp tục phóng tên lửa mang vệ tinh hôm 13/4.

Dù vụ phóng tên lửa thất bại, Mỹ và các đồng minh vẫn lên án Triều Tiên mạnh mẽ vì phá vỡ cam kết và vi phạm lệnh cấm của Liên Hợp Quốc. Triều Tiên đã phát triển vũ khí hạt nhân trong nhiều thập kỷ và đã hai lần thử nghiệm hạt nhân năm 2006 và 2009.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News