Lửng mật và chó rừng hợp sức đoạt mạng trăn

Lửng mật thoát khỏi vòng siết của trăn đá nhờ chó rừng, nhưng sau khi hợp sức giết kẻ thù chung, chúng lại lao vào cuộc chiến giành bữa ăn.

Roselyne Kerjosse ghi lại cuộc chiến giữa những loài săn mồi hàng đầu trong chuyến đi safari ở vườn quốc gia Chobe hồi đầu năm. Trong video, lúc đầu, lửng mật nằm bất động, dường như đang hấp hối trong vòng siết của trăn lớn và không thể thoát thân. Tuy nhiên, hai con chó rừng lưng đen tò mò bất ngờ xuất hiện và tiến đến nơi phát ra tiếng động để thăm dò. Tạm thời bị phân tán bởi nhát cắn của chó rừng, con trăn thả lỏng vòng siết đủ để lửng mật vùng ra.

Dường như vẫn khỏe sau khi suýt chết ngạt, lửng mật nhanh chóng tìm cách kết liễu con trăn với sự hỗ trợ của chó rừng, cùng hào hứng với bữa ăn lớn. Thế nhưng không bên nào chịu nhường mồi và cuộc giằng co nổ ra giữa chó rừng và lửng mật. Con trăn biến thành "dây thừng" để hai kẻ thù kéo qua kéo lại. Cuối cùng, dường như phần thắng thuộc về lửng mật. Nó kéo xác trăn vào bụi rậm và thong thả thưởng thức bữa ăn.

Thói quen săn mồi về đêm và kích thước nhỏ của lửng mật có thể khiến việc phát hiện chúng trong tự nhiên trở nên khó khăn. Chứng kiến lửng mật tham gia cuộc chiến giành xác trăn là điều hết sức đặc biệt. Ngoài bản tính gan góc, lửng mật còn sở hữu bộ lông dày khiến động vật săn mồi khó tấn công, cả trăn đá và chó rừng đều chật vật tìm cách ngoạm chặt nó.

Lửng mật và chó rừng hợp sức đoạt mạng trăn
Lửng mật nhanh chóng tìm cách kết liễu con trăn với sự hỗ trợ của chó rừng.

Lửng mật có thể ăn mọi con mồi từ bọ cạp, chuột dũi trụi lông, tắc kè, nhím tới trăn rắn. Chúng cũng thường xuyên đột nhập tổ ong để lấy mật, sử dụng tuyến xì hơi cay ở hậu môn để hun trước khi phá tổ bằng bộ vuốt sắc. Không chỉ bị hấp dẫn bởi mật ong, lửng mật còn ăn ngấu nghiến ấu trùng. Các loài động vật săn mồi cơ hội khác như ưng ngỗng và chó rừng thường bám theo lửng mật để tranh thủ kiếm bữa ăn dễ dàng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hổ mang chúa kịch độc đụng độ khắc tinh và cái kết một mất một còn

Hổ mang chúa kịch độc đụng độ khắc tinh và cái kết một mất một còn

Hổ mang chúa và kỳ phùng địch thủ là cầy mangut từng khiến người ta tốn không ít giấy mực bàn tán và đoạn video mới quay ở thành phố Vidisha, bang Madhya Pradesh có lẽ đã chấm dứt mọi lời tranh cãi.

Đăng ngày: 10/12/2019
Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả các loài động vật trên Trái đất quay lưng phản kháng lại con người?

Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả các loài động vật trên Trái đất quay lưng phản kháng lại con người?

Nếu tất cả các loài động vật trên thế giới đoàn kết và chiến đấu chống lại loài người, nhân loại có thể duy trì được bao lâu?

Đăng ngày: 10/12/2019
Những sinh vật

Những sinh vật "lạ" được phát hiện trong năm 2019

Thằn lằn nhìn như cá sấu, cá màu tím nổi bật, sên biển ngụy trang như trứng ốc... là những sinh vật 'lạ' được phát hiện trong năm 2019.

Đăng ngày: 10/12/2019
Loài vật có tới 25.000 chiếc răng trong miệng

Loài vật có tới 25.000 chiếc răng trong miệng

Nếu phải trả tiền cho dịch vụ khám nha khoa, loài này hẳn sẽ "phá sản" khi có tới hàng chục ngàn chiếc răng trong miệng.

Đăng ngày: 10/12/2019
Nosewalker - Loài động vật kì lạ nhất Trái đất, dù có chân nhưng lại dùng mũi để di chuyển

Nosewalker - Loài động vật kì lạ nhất Trái đất, dù có chân nhưng lại dùng mũi để di chuyển

Bạn có bao giờ tự hỏi thế giới sẽ trông như thế nào nếu những con vật di chuyển trên mặt đất mà không cần dùng chân, chắc hẳn sẽ rất kì cục nhưng chúng hoàn toàn có thật, loài Nosewalkers, dù có chân nhưng chúng lại dùng mũi để di chuyển.

Đăng ngày: 09/12/2019
Hổ mang chúa khổng lồ dài 4,2m làm thịt rắn, bị con mồi chống trả quyết liệt

Hổ mang chúa khổng lồ dài 4,2m làm thịt rắn, bị con mồi chống trả quyết liệt

Hổ mang chúa khổng lồ dài tới 4,2 mét có kích thước đồ sộ khiến con rắn nhỏ bé hơn không có cách nào giành được phần thắng, nhưng nó cũng đã khiến cho cả kẻ săn phải một phen vất vả.

Đăng ngày: 09/12/2019
Phát hiện mới giúp giải thích lý do động vật có vú có thính lực tốt hơn

Phát hiện mới giúp giải thích lý do động vật có vú có thính lực tốt hơn

Các động vật có vú hiện đại, trong đó có con người, có thể tiếp nhận âm thanh nhờ 3 mẩu xương bé xíu ở tai giữa, thứ không tồn tại ở loài bò sát tổ tiên.

Đăng ngày: 07/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News