Lươn khổng lồ liên tục xuất hiện ở New Zealand, có điều gì bất thường ở đây?

Những con lươn có kích thước khổng lồ liên tục xuất hiện ở New Zealand, liệu có điều gì bất thường hay không?

Ngày mùng 8 tháng 4 năm 2018, tại Công viên Rừng đồi Nông trại Battle, Paekakarik, New Zealand đã xuất hiện rất nhiều con lươn khổng lồ và điều đặc biệt là chúng không hề cảm thấy e sợ con người.

Lươn khổng lồ liên tục xuất hiện ở New Zealand, có điều gì bất thường ở đây?
Lươn khổng lồ ở New Zealand. (Ảnh: Te Ara).

Những con lươn điện này thoái mải khi đến cạnh con người mặc dù chúng đều là lươn hoang dã và thậm chí con cho phép con người vuốt ve chúng.

Vậy đây là loài lươn gì?

Những con lươn trên chính là loài lươn vây dài New Zealand, loài lươn lớn nhất thế giới và có thể tìm thấy ở hầu khắp các con sông cũng như hồ nội địa New Zealand. Mặc dù có kích thước to lớn nhưng chúng lại phát triển rất chậm chạp (1 đến 2cm mỗi năm).

Chúng có thể sống tới hơn 80 năm tuổi, phát triển chiều dài tới 2m và nặng 40kg. Khi đạt chiều dài lúc trưởng thành thì chúng sẽ di chuyển ra biển để tìm kiếm bạn tình và mất từ 5 đến 6 tháng cho chuyến hành trình dài để đẻ trứng này.

Lươn khổng lồ liên tục xuất hiện ở New Zealand, có điều gì bất thường ở đây?
Lươn vây dài. (Ảnh: Big Fishes of the World).

Khi mới đẻ, lươn con sẽ trong suốt và được gọi là lươn kính (transparent "glass" eel), sau đó chuyển thành màu xám khi lớn hơn một chút. Ở độ tuổi này, lươn vây dài sẽ bắt đầu di cư ngược dòng nước (kể cả thác nước chảy xiết) vì chúng có thể leo cao 40m.

Với tầm nhìn giới hạn do thường sống ở khu vực thiếu ánh sáng, loài lươn này có những chiếc râu (cơ quan đường bên) đóng vai trò như bộ cảm biển trên đầu nhằm giúp chúng cảm nhận chuyển động của dòng nước.

Tuy chủ yếu sống dưới nước nhưng những con lươn vây dài cũng có thể bò lên cạn trên một đoạn đường dài thông qua cỏ ướt để đến các hồ nước, con sông. Khi đó, làn da tự duy trì độ ẩm để chúng có thể hấp thụ khí oxy khi trên cạn.

Thức ăn của lươn vây dài là cá thiên đường ngọc trai (tên khoa học: Danio margaritatus) hay cá hồi chấm, tôm hùm đất và thậm chí cả vịt con. Ô nhiễm môi trường nguồn nước chính là trở ngại lớn nhất ảnh hưởng đến sự tồn vong của loài lươn này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nước bọt loài dơi hút máu có tác dụng điều hòa huyết áp

Nước bọt loài dơi hút máu có tác dụng điều hòa huyết áp

Theo nhóm khoa học quốc tế, trong nước bọt loài dơi Diphylla ecaudata có một loại peptide mới với tác dụng điều hòa huyết áp.

Đăng ngày: 30/01/2019
Phương pháp mới khiến gà đẻ trứng chứa thành phần chống ung thư

Phương pháp mới khiến gà đẻ trứng chứa thành phần chống ung thư

Đài BBC (Anh) đưa tin hình thức chỉnh sửa gene gà để sản sinh trứng chứa thành phần chống ung thư này tiết kiệm chi phí hơn 100 lần so với sản xuất trong nhà máy.

Đăng ngày: 29/01/2019
Tìm hiểu hiện tượng

Tìm hiểu hiện tượng "giả chết" trong thế giới động vật

Từ vượn cáo, thạch sùng, kiến đến các loài lưỡng cư, gà, thậm chí cá mập,... hàng trăm loài vật dùng cách giả chết để thoát thân.

Đăng ngày: 27/01/2019
Mèo dài nhất thế giới

Mèo dài nhất thế giới

Chú mèo Maine Coon (2 tuổi) tên Barivel ở thị trấn Vigevano (tỉnh Pavia, miền bắc Ý) đã trở thành mèo dài nhất thế giới, theo Hãng UPI.

Đăng ngày: 26/01/2019
Chuột có khả năng chẩn đoán bệnh lao

Chuột có khả năng chẩn đoán bệnh lao

Trong khi kỹ thuật viên phòng thí nghiệm phải cần 4 ngày để phát hiện bệnh lao thì 1 con chuột được huấn luyện có thể kiểm tra 100 mẫu vật trong 20 phút và chi phí không quá 0,2 USD.

Đăng ngày: 25/01/2019
Tinh tinh bắt chước nhân viên vệ sinh, tự quét dọn chuồng bằng chổi

Tinh tinh bắt chước nhân viên vệ sinh, tự quét dọn chuồng bằng chổi

Một con tinh tinh bắt chước các nhân viên vệ sinh, tự mình dùng chổi quét dọn chuồng ở sở thú.

Đăng ngày: 24/01/2019
Phát hiện thằn lằn lưỡi xanh hai đầu ở Australia

Phát hiện thằn lằn lưỡi xanh hai đầu ở Australia

Một con thằn lằn lưỡi xanh hai đầu cực kỳ quý hiếm đã được trao cho Công viên bò sát Australia chăm sóc.

Đăng ngày: 23/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News