Lý do bạn nên giảm ăn đường
Đường là một trong những chất dễ gây nghiện nhất, chưa kể nó còn khiến bạn mắc bệnh lâu khỏi hơn. Dưới đây là những lý do bạn nên giảm ăn đường.
1. Đường là một chất gây nghiện
Một trong những lý do đầu tiên và có lẽ quan trọng nhất để giảm ăn đường càng sớm càng tốt, đó là đường là một chất gây nghiện. Đường đã được chứng minh là gây nghiện nhiều hơn hơn so với cocaine. Càng ăn nhiều đường, bạn càng muốn ăn nhiều hơn, cơ thể bạn sẽ tạo ra những phản ứng thèm đường vào một thời điểm nhất định trong ngày.
2. Đường làm thay đổi tâm trạng của bạn
Thời điểm chúng ta cảm thấy buồn bã và ủ rũ, đường có thể làm thay đổi tâm trạng. Vì lượng đường trong máu sẽ tăng lên khi bạn ăn đường sau đó giảm xuống nhanh chóng khi cơ thể tiêu hóa nó, do vậy đường sẽ tạo nên sự rối loạn tâm trạng và tiêu hóa.
Ảnh: mnn
3. Đường cản trở hệ miễn dịch
Đường cản trở hệ miễn dịch của bạn một cách đáng kể, và làm cho cơ thể bạn thậm chí dễ bị cảm lạnh và cảm cúm hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một cơ thể với độ pH thấp (nồng độ axit cao) là môi trường tốt nhất cho các tế bào ung thư phát triển mạnh. Nếu bạn đang có triệu chứng mắc bệnh cảm cúm, hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư, bạn nên giảm ăn đường để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
4. Đường khiến bạn già đi
Chẳng ai muốn mình già đi cả. Đường phá vỡ nội tiết tố của bạn và kích thích các gốc tự do, gây bệnh, phá hủy các ADN và dẫn đến lão hóa. Bạn sẽ trông trẻ đẹp hơn nếu bỏ qua phần bánh sinh nhật.
5. Đường làm bạn béo hơn
Bạn từng nghĩ rằng đường sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn? Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo phụ nữ không nên ăn quá sáu muỗng cà phê đường mỗi ngày. Một muỗng cà phê đường cát tương đương với 4 gram đường.
6. Đường làm bạn không tỉnh táo
Tất cả chúng ta đều bận rộn với rất nhiều việc cần làm trong ngày. Bạn sẽ có cảm giác bối rối, không tỉnh táo sau khi lượng đường trong cơ thể sụt giảm. Tiếp đó, bạn lại muốn ăn thêm một lượng đường tương tự.
7. Đường làm bạn cảm thấy đói hơn
Chất fructose trong đường có thể khiến bạn cảm thấy đói hơn. Khi lượng đường trong máu giảm, bạn sẽ không thể kiểm soát được sự thèm ăn. Bạn sẽ muốn ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn với nhiều calo hơn là thực phẩm lành mạnh và phải mất công nấu nướng.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).
