Lý do bạn nên thường xuyên cho gia đình ăn rau cải cúc vào mùa đông

Mỗi khi trời trở lạnh, người ta lại thèm thuồng mùi vị thơm ngon dễ chịu của cải cúc được chế biến thành những món ăn nóng hổi, cho hợp tiết trời. Ít ai biết rằng, ăn loại rau này vào ngày lạnh nói chung vô cùng tốt cho sức khỏe, có thể chữa nhiều loại bệnh thường gặp vào mùa đông cũng như tăng cường sức khỏe khi trời trở lạnh.

Tục ngữ Trung Hoa có câu: "Mọi thứ bệnh đều xuất phát từ gan". Sách Hoàng Đế nội kinh của Trung Quốc viết rằng: Gan là cơ quan mang trọng trách như tướng quân của cơ thể, mọi vấn đề đều xuất phát từ bộ phận này.


Rau cải cúc rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin K, protein, caroten và các loại axit amin...

Do đó, những ai biết cách giữ gìn sức khỏe của gan thì ắt sống thọ. Trong các cách dưỡng lá gan, có một cách rẻ nhất đó là ăn nhiều rau cải cúc. Cải cúc tốt đến mức xưa kia nó được mệnh danh là "món ăn của Hoàng đế", do thường được phục vụ trong cung đình.

Vào thời nhà Đường, thầy thuốc Tôn Tư Mạc đánh giá rau cải cúc rất tốt. Ông cho rằng loại rau này có vị ngọt, cay nồng, tính mát, không độc. Nó là loại rau cực kỳ tốt cho nội tạng, bao gồm: Thông huyết, dưỡng tim, nhuận phổi, tiêu đờm, an thần.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, rau cải cúc rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin K, protein, caroten và các loại axit amin... giúp ngủ ngon, nuôi dưỡng gan, cải thiện thị lực, làm sạch phổi, giảm táo bón, hạ huyết áp, bảo vệ não, nuôi dưỡng trái tim, làm sạch máu...

Trong số đó, vitamin K rất cần thiết để thúc đẩy quá trình đông máu và sức khỏe của xương, đồng thời có thể giúp duy trì chức năng bình thường của gan.

Vì vậy, rau cúc cúc có thể nói là loại rau cực kỳ tốt cho các cơ quan nội tạng.


Rau cải cúc là một loại rau rất quen thuộc.

Trong các loại rau cải gần gũi với đời sống của người Việt, cải cúc là một trong những loại rau quen thuộc.

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), cải cúc có nhiều tên gọi khác nhau như: tần ô, cải cúc, cúc tần ô, rau tần ô, đồng cao, xuân cúc, có tên khoa học Glebionis coronaria, họ cúc (Asteraceae). Trong Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, vị tê, không độc, có tác dụng hòa tỳ vị, an tâm khí, lợi tiểu, tiêu đờm... được xem như một loại rau giúp khai vị giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt, trừ đờm, tán phong nhiệt... Chưa hết, loại rau này còn có tác dụng bình can bổ thận, trị chứng hồi hộp, tim đập mạnh, đánh trống ngực, mất ngủ, tâm phiền bất an…

Nghiên cứu trong y học hiện đại cũng cho thấy công dụng của rau cải cúc không chỉ có ý nghĩa về thực phẩm mà còn là thuốc chữa bệnh cực tốt. Trung bình một cây cải cúc nhỏ bé có chứa đến 1,85% protid, 2,57% glucid, 0,43% lipid và các axit amin, lysin, chất xơ… và nhiều vitamin quan trọng.

Nghiên cứu trong y học hiện đại cũng cho thấy công dụng của rau cải cúc không chỉ có ý nghĩa về thực phẩm mà còn là thuốc chữa bệnh cực tốt.


Canh cải cúc nấu thịt nạc.

Theo lương y Bùi Hồng Minh, vào những ngày lạnh, chúng ta nên tăng cường ăn rau cải cúc sẽ giúp phòng tránh nhiều bệnh thường gặp vào mùa lạnh. Chỉ cần ăn chút rau cải cúc buổi tối, bạn sẽ thấy ngủ ngon hơn, tâm trạng thoải mái hơn, ngăn chặn chứng đi tiểu đêm. Đặc biệt, nếu có hiện tượng ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng, bị cảm khi trời trở lạnh… thì việc ăn rau cải cúc cũng sẽ giúp giảm tải đáng kể. Đây là một trong những công dụng của rau cải cúc rất đáng được ghi nhận.

Lưu ý: Mặc dù cải cúc rất tốt cho sức khỏe, có thể chữa được nhiều bệnh nhưng với đặc tính vốn có, những người có thể trạng hư hàn, lạnh bụng, tiêu chảy thì cần hạn chế tiêu thụ loại rau này.

Đây là loại rau dễ bị nhiễm trứng giun nên cần phải nấu chín trước khi ăn.

Rau cải cúc đem lại hiệu quả khá chậm nên bạn cần phải thực hiện liên tục trong 3-10 ngày để đạt được kết quả như mong đợi. Bất cứ trường hợp nào đang có có mức độ bệnh nghiêm trọng, nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn cách chữa bệnh hiệu quả, không nên lạm dụng rau cải cúc mà bỏ qua các phương pháp điều trị bệnh khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...

Đăng ngày: 26/06/2025
Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...

Đăng ngày: 26/06/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 25/06/2025
Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị thủy đậu

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị thủy đậu

Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe, tránh biến chứng khi bị thủy đậu.

Đăng ngày: 25/06/2025
Những cách làm mát cơ thể đơn giản trong ngày nóng

Những cách làm mát cơ thể đơn giản trong ngày nóng

Trong tình hình nắng nóng hoành hành trên toàn cầu, các chuyên gia đưa ra một số lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể giúp cơ thể giải nhiệt hiệu quả hơn.

Đăng ngày: 22/06/2025
Các nhà khoa học đã làm gì với bộ não của Albert Einstein

Các nhà khoa học đã làm gì với bộ não của Albert Einstein

​Albert Einstein (1879-1955) là nhà bác học thiên tài và kiệt xuất trong lịch sử phát triển nhân loại.

Đăng ngày: 18/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News