Lý do con người có thể không còn nhìn thấy sao trời

Các nhà khoa học cảnh báo rằng do ô nhiễm ánh sáng, khả năng nhìn thấy vũ trụ vào ban đêm của con người có thể bị xóa sổ chỉ sau 20 năm.

“Bầu trời đêm là một phần trong môi trường của chúng ta và sẽ là một thiếu sót lớn nếu thế hệ sau không bao giờ nhìn thấy nó, cũng như nếu họ không bao giờ nhìn thấy một tổ chim” - Martin Rees, nhà thiên văn học hoàng gia Anh, nói với tờ The Guardian.

“Bạn không cần phải là một nhà thiên văn học để quan tâm đến điều này. Tôi không phải là nhà điểu học, nhưng nếu không có loài chim biết hót trong khu vườn của tôi, tôi sẽ cảm thấy nghèo khó” – ông nói thêm.

Lý do con người có thể không còn nhìn thấy sao trời
Các nhà khoa học cảnh báo con người có thể không nhìn thấy sao trời từ Trái đất chỉ trong hai thập kỷ nữa.

Theo ông Rees, tình trạng ô nhiễm ánh sáng đã nhanh chóng trở nên tồi tệ trong vài năm qua, bao gồm từ năm 2016 khi các nhà thiên văn học báo cáo rằng 1/3 nhân loại không còn nhìn thấy dải ngân hà.

Các nhà khoa học cho biết, ô nhiễm ánh sáng hiện đang khiến bầu trời đêm sáng lên với tốc độ khoảng 10% mỗi năm.

Một đứa trẻ sinh ra ở khu vực có thể nhìn thấy 250 ngôi sao vào ban đêm ngày nay sẽ chỉ có thể nhìn thấy khoảng 100 ngôi sao khi chúng 18 tuổi - ông Christopher Kyba, ở Trung tâm Khoa học Địa chất Đức, tiết lộ một cách đáng ngại.

Mặc dù ô nhiễm ánh sáng đã là một vấn đề tồn tại từ lâu trong nửa thế kỷ, nhưng đợt bùng phát mới nhất của vấn đề này có thể bắt nguồn từ việc sử dụng ngày càng nhiều các đi-ốt phát quang (LED) và các dạng chiếu sáng ban đêm cường độ cao khác.

Ngoài sự mất thẩm mỹ của các ngôi sao của chúng ta, ô nhiễm ánh sáng còn gây ra một số nguy cơ sinh thái khác.

Năm 2019, các nhà khoa học phát hiện ra vấn đề này đang góp phần gây ra “ngày tận thế của côn trùng”. Ánh sáng có tác động lớn đến cách các loài bọ di chuyển, tìm kiếm thức ăn, sinh sản, phát triển và ẩn náu trước những kẻ săn mồi.

Ô nhiễm ánh sáng khiến rùa biển và các loài chim di cư bị ánh trăng dẫn đường nhầm lẫn.

Ông Rees và đồng sự đang thúc đẩy báo cáo năm 2020 của họ và đưa ra một số chính sách giúp giảm bớt ánh sáng, Trong đó bao gồm bổ nhiệm một bộ trưởng phụ trách bầu trời tối, tạo ra một ủy ban về bầu trời tối và đặt ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về mật độ và hướng chiếu sáng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát nổ xong, ngôi sao

Phát nổ xong, ngôi sao"'hồi sinh" thành bóng ma bay ngang trời

Trong quá trình nghiên cứu về lỗ đen, các nhà khoa học châu Âu đã tìm thấy một vật thể đáng sợ và hiếm thấy hơn: Một ngôi sao chết biến hình thành chuẩn tinh " chạy trốn".

Đăng ngày: 29/05/2023
Kính viễn vọng Hubble phát hiện một loại hố đen chưa từng tồn tại

Kính viễn vọng Hubble phát hiện một loại hố đen chưa từng tồn tại

Dữ liệu mới nhất do kính viễn vọng Hubble gửi về cho thấy một hố đen khối lượng trung bình rất có thể đang ẩn nấp trong cụm sao Messier 4.

Đăng ngày: 29/05/2023
Hình ảnh chi tiết hiếm thấy về vết đen Mặt trời

Hình ảnh chi tiết hiếm thấy về vết đen Mặt trời

Các hình ảnh mới chụp bề mặt Mặt trời tiết lộ các vết đen và một số cấu trúc khác với mức độ chi tiết nhất từ trước đến nay, CNN đưa tin hôm 25/5.

Đăng ngày: 29/05/2023
Lý do tàu đổ bộ Mặt trăng của Nhật Bản thất bại dù chỉ còn cách 5km

Lý do tàu đổ bộ Mặt trăng của Nhật Bản thất bại dù chỉ còn cách 5km

Nếu sự cố không xảy ra, Hakuto-R sẽ là tàu đổ bộ đầu tiên do tư nhân sản xuất đáp xuống Mặt Trăng thành công.

Đăng ngày: 29/05/2023
Bao giờ lại có thiên thạch đâm vào Trái đất?

Bao giờ lại có thiên thạch đâm vào Trái đất?

Trong 1.000 năm, sẽ không có tiểu hành tinh nào lớn hơn một km va vào Trái đất, nhưng có thể có những thiên thạch nhỏ hơn.

Đăng ngày: 28/05/2023
Tên lửa đầu tiên trên thế giới dùng nhiên liệu từ than đá

Tên lửa đầu tiên trên thế giới dùng nhiên liệu từ than đá

Tên lửa Tianlong-2 của startup Trung Quốc Space Pioneer phóng thành công lần đầu tiên hồi tháng 4 với nhiên liệu là dầu kerosene hàng không gốc than đá.

Đăng ngày: 27/05/2023
Máy bay vũ trụ chở người vào không gian

Máy bay vũ trụ chở người vào không gian

Virgin Galactic thực hiện thành công chuyến bay chở người thứ 5 lên không gian cận quỹ đạo trước khi bắt đầu hoạt động thương mại vào tháng tới.

Đăng ngày: 26/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News