Lý do không nên ăn trứng gà sống

Ăn trứng gà sống không bổ dưỡng như mọi người thường nghĩ mà tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh ban đỏ, rụng tóc, chán ăn, đau nhức cơ bắp, khó chịu hoặc mất ngủ, thiếu máu...

Theo Health Sina, không phải thực phẩm nào cũng ăn sống được. Củ cải trắng, cà rốt, cà chua, dưa chuột, cà tím, ớt chuông, rau cần, rau thơm, bắp cải, hành tây, khổ qua, rau diếp có thể ăn sống, chỉ cần chú ý rửa thật sạch, tốt nhất nên gọt vỏ. Trong khi có nhiều loại thực phẩm không nên ăn sống vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh, chẳng hạn như:

Trứng gà sống

Ăn trứng gà sống vừa không bổ dưỡng hơn nấu chín mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong lòng trắng trứng gà chứa chất trypsin inhibitors và avidin. Trypsin inhibitors có thể khiến enzym tiêu hóa trong đường ruột bị ức chế, cản trở quá trình tiêu hóa. Chất avidin kết hợp với biotin (một loại vitamin B) làm cản trở ruột hấp thu biotin. Khi thiếu biotin, cơ thể sẽ mắc hàng loạt bệnh như ban đỏ, rụng tóc, chán ăn, cơ bắp đau nhức, khó chịu hoặc mất ngủ, thiếu máu, chậm phát triển...

Lý do không nên ăn trứng gà sống
Trứng gà sống không tốt cho sức khỏe. (Ảnh: Health Sina).

Đường

Trong đường trắng thường có ve ký sinh nên ăn đường sống rất dễ bị bệnh ghẻ. Ve là một loại côn trùng nhỏ toàn thân đầy lông, mắt thường không nhìn thấy. Ve sinh sôi rất nhanh trong đường, chúng chui vào dạ dày và ruột sẽ gây ra bệnh tiêu chảy, đau bụng, lở loét. Nếu vào trong phổi sẽ bị ho ra máu, hen suyễn. Chúng xâm nhập vào niệu đạo sẽ gây viêm đường tiểu. Vì vậy, tốt nhất không ăn đường trắng sống mà nên đun nóng ít nhất ở nhiệt độ 70 độ C, để nguội 3 phút rồi ăn.

Sữa đậu nành sống

Sữa đậu nành uống rất ngon, giá trị dinh dưỡng của nó tương đương với sữa bò. Nhưng nếu uống sữa này chưa nấu chín có thể bị ngộ độc toàn thân. Trong sữa đậu nành sống chứa một số thành phần có hại như trypsin, hợp chất phenol và saponin... Trypsin ảnh hưởng đến hấp thụ chất đạm và hợp chất phenol, khiến sữa đậu nành sinh ra mùi hôi và tanh. Saponin kích thích đường tiêu hóa, gây ra tình trạng nôn ói, đau bụng, khó chịu, phá hoại hồng huyết cầu, sinh ra độc tốc, khiến toàn thân bị trúng độc.

Cá sống

Một số người thích ăn thịt động vật sống để trị bệnh hoặc bảo vệ sức khỏe. Phương pháp trị bệnh bằng cách ăn cá chạch sống của "chuyên gia sức khỏe" người Trung Quốc Mã Duyệt Lăng đã khiến hàng loạt bệnh nhân nhập viện. Tuy nhiên đến nay nhiều người vẫn chưa chưa ý thức được mối nguy hiểm của phương pháp trị bệnh lạ lùng này. Họ chỉ nghĩ rằng những người bị ngộ độc không may gặp phải cá chạch có độc. Song các nhà khoa học cảnh báo bất kỳ loại cá nào khi ăn sống đều có thể gây ngộ độc.

Mối nguy khi ăn cá sống chủ yếu xuất phát từ 4 yếu tố: Ô nhiễm kim loại nặng, biotoxin, ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh. Ô nhiễm kim loại nặng được quyết định bởi nguồn nước mà cá sinh sống. Biotoxin là do một số loại tảo và nấm sinh ra trong nước. Vì vậy, để tránh bị ngộ độc phải bảo đảm nguồn gốc cá sạch.

Hiện nay cá hồi là món yêu thích của nhiều người. Nghiên cứu cho thấy loại cá này có thể bị nhiễm rất nhiều loại ký sinh trùng, phổ biến nhất là Anisakis. Nếu ăn một lượng lớn, có thể gây ngộ độc cấp tính. Ăn ít cũng có thể khiến cơ thể bị mẫn cảm với Nematoda là một giun tròn có trong cá hồi.

Thịt bò sống

Nhiều người thích ăn thịt bò bít tết sống hoặc chế biến tái. Các nhà khoa học cảnh báo thịt sống chưa qua khử trùng sẽ có nhiều vi khuẩn trong thớ thịt và máu. Trong một số loại thịt sống chứa nhiều ký sinh trùng. Nghiên cứu cho thấy từ 70 đến 80% người dân ở các nước phương Tây bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma. Đặc biệt vi khuẩn Salmonella và E.Coli thường ẩn náu trong nhân bánh thịt bò, để tiêu diệt những vi khuẩn này cần phải chế biến ở nhiệt độ 160 độ C trở lên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News