Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Hành vi giao phối với đồng loại đã chết ở quạ rất hiếm gặp và có thể là cách chúng phản ứng trước mối nguy hiểm tiềm ẩn.

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science. Một số con thậm chí còn giao phối với xác chết.

Quạ không phải loài duy nhất có hành vi kỳ lạ này. Giới nghiên cứu từng bắt gặp nhiều ví dụ tương tự ở các loài vật khác nhau từ vịt tới cá heo khi một cá thể cố gắng giao phối với thành viên cùng loài đã chết. Nhưng họ không thể kết luận hành vi trên phổ biến tới mức nào và khó lý giải tại sao động vật lại làm vậy.

Tuy nhiên, hai nhà khoa học có thể đã tìm ra câu trả lời khi nghiên cứu loài quạ Mỹ (Corvus brachyrhynchos). Họ tiến hành nghiên cứu đầu tiên về hành vi giao phối với xác chết ở quạ thông qua quan sát và ghi chép. Mục đích của họ là nhằm xác định hành vi này có xảy ra thường xuyên hay không, từ đó hiểu rõ hơn ý nghĩa của tập tính, theo trưởng nhóm nghiên cứu Kaeli Swift. Nhóm của Swift công bố kết quả nghiên cứu hôm 16/7 trên tạp chí Philosophical Transactions of the Royal Society B.

Swift, nghiên cứu sinh ở Trường khoa học môi trường và lâm nghiệp thuộc Đại học Washington (UW) lần đầu quan sát hành vi giao phối khác thường khi quay tài liệu về nghi thức đưa tang của quạ năm 2015. Lúc đó, cô và John Marzluff, giáo sư nghiên cứu động vật hoang dã ở UW, đang tìm hiểu phản ứng bằng tiếng kêu của quạ khi phát hiện xác đồng loại. Tiếng kêu này báo hiệu mối nguy hiểm tiềm ẩn với những con quạ còn sống. Con quạ tới gần cái xác, trèo lên và bắt đầu cử động tới lui theo cách rất dễ nhận biết, Swift cho biết.

Trong nghiên cứu trước đó về cách quạ tụ tập và giao tiếp quanh xác chết, Swift và Marzluff phát hiện chúng sử dụng xác đồng loại để tìm hiểu và tránh nguy cơ tiềm ẩn. Điều này khiến phát hiện về hành vi giao phối với xác chết trở nên vô cùng khó hiểu. Nếu xác quạ chết là tín hiệu nguy hiểm, tại sao con quạ sống lại tới gần nó. "Gần gũi với xác đồng loại có thể khiến chúng dễ gặp dịch bệnh, ký sinh trùng hoặc loài ăn xác thối", Swift nói.

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại
Quạ giao phối với xác chết của đồng loại. (Ảnh: Kaeli Swift).

Với nghiên cứu mới, nhóm của Swift tiến hành một loạt thí nghiệm tại 4 thành phố ở bang Washington, kiểm tra 308 đôi quạ hoang. Họ để lũ quạ tiếp xúc với những con quạ nhồi bông được sắp đặt cẩn thận và xác loài vật khác như chim bồ câu và sóc. Họ muốn xem lũ quạ có chung phản ứng với các vật chết không hay chúng có hành vi riêng biệt với loài của mình.

Swift và cộng sự nhận thấy lũ quạ nhiều khả năng kêu báo động hơn khi trông thấy xác đồng loại. Quạ bắt gặp xác đồng loại khoảng 25% thời gian, nhưng chỉ 4% số lần gặp thúc đẩy hành vi giao phối, chứng tỏ âu yếm xác chết không phải tập tính phổ biến.

Ngoài phản ứng tình dục, con quạ leo lên xác chết còn bộc lộ hành vi dữ dằn. Có thể áp lực trong mùa sinh sản, kết hợp với khoảnh khắc trông thấy xác đồng loại đã khiến vài cá thể bối rối, do đó chúng phản ứng với xác chết thông qua gây hấn và giao phối

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Rắn là chuyên gia đột nhập vào hang hẹp, nơi cầy mangut giấu con non. Khi linh do thám phát hiện có rắn chúng sẽ cất tiếng kêu cảnh báo. Cả bầy kéo tới nghênh chiến kẻ thù.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tìm kiếm trăn mốc dài gần 5 mét ở bờ sông Ba Lan

Tìm kiếm trăn mốc dài gần 5 mét ở bờ sông Ba Lan

Một nhóm gồm 80 tình nguyện viên, cảnh sát, lính cứu hỏa, 4 thiết bị bay không người lái và 4 tàu đang lùng sục bờ sông Vistula, phía nam Warsaw, Ba Lan, để tìm một con trăn mốc dài 4,9 mét.

Đăng ngày: 17/07/2018
Mục sở thị gà kỳ dị đắt đỏ hút hồn nhà giàu Việt

Mục sở thị gà kỳ dị đắt đỏ hút hồn nhà giàu Việt

Gà cổ trụi hay còn được gọi với tên gà cổ rắn đang trở thành loài gà cảnh được giới nhà giàu Việt săn lùng.

Đăng ngày: 15/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News